Ba Mươi Bảy Phẩm – Thất Giác Chi

Thất giác chi gồm bảy chi phần đưa đến giác ngộ rốt ráo đạo xuất thế. Bảy chi phần này tuần tự diễn ra trong tâm hành giả theo thứ lớp, đây là bảy giai đoạn rốt ráo đưa đến quả vị giải thoát hay thực chứng Niết Bàn.

Tháng 3 13, 2022 - 06:46
Tháng 3 3, 2024 - 07:01
 0  93
Ba Mươi Bảy Phẩm – Thất Giác Chi
Phật Giáo Và Thiền - Tác Giả Lý Tứ

Thất giác chi gồm bảy chi phần đưa đến giác ngộ rốt ráo đạo xuất thế, đó là:

− Trạch pháp giác chi;

− Niệm giác chi;

− Hỷ giác chi;

− Khinh an giác chi;

− Tinh tấn giác chi;

− Định giác chi; và cuối cùng là

− Xả giác chi.

Bảy chi phần này tuần tự diễn ra trong tâm hành giả theo thứ lớp, đây là bảy giai đoạn rốt ráo đưa đến quả vị giải thoát hay thực chứng Niết Bàn.

Vì thế chi phần cuối cùng là xả giác chi tương ưng diệt đế cũng là giai đoạn rốt sau của địa vị kiến đạo, chuẩn bị vào địa vị tu đạo (đạo đế).

  • Bảy chi phần này có sự thay đổi ở hai chi đầu, nếu là Bồ Tát thừa thì trạch pháp giác chi đi đầu, nhị thừa thì niệm giác chi đặt trước.

Sở dĩ có sự thay đổi này là vì Bồ Tát do nghe Phật hoặc Thiện Tri Thức giản trạch nguồn tâm có chỗ thầm hội vào thẳng chơn đế, lấy đây làm chỉ thú thanh tịnh bản tâm gọi là trạch pháp giác chi, có nghĩa nhân nơi giản trạch mà giác ngộ rốt ráo.

Ví dụ như ngài Huệ Năng được giản trạch nguồn tâm bằng câu: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm” trong kinh Kim Cang liền thầm hội “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm.”  Có nghĩa  kinh giản trạch, phân tích nguyên nhân sanh tâm, Huệ Năng giác được nguyên uỷ, nhân nơi giác dừng nguyên nhân sanh khởi, ngộ nghĩa vô sở trụ TÂM; như thế nhân nơi trạch pháp mà giác ngộ rốt ráo nên trạch pháp giác chi đi đầu.

  • Nhị thừa thì ngược lại, nhắm thẳng niệm xứ yểm ly rồi mới ngộ rốt ráo diệt đế nên niệm giác chi đi đầu. Ví dụ Phật chỉ thẳng thân ngũ ấm vô thường, yểm ly tất cả giá trị không thực của sắc như không lấy sắc làm ta, làm ngã của ta, và làm tự ngã của ta; nhân nơi yểm ly thân niệm xứ, nhị thừa giác ngộ nghĩa giải thoát, sau mới giản trạch ý nghĩa niệm xứ theo ngôn giáo; vì vậy nhị thừa đặt niệm giác chi lên đầu, chính điều này Phật thường ví trí tuệ Thanh Văn là “trí tuệ lừa què,” ám chỉ con lừa đã chậm mà còn là con lừa què chân thì còn lâu mới đến đích.

Dù giác ngộ bằng trạch pháp hay niệm giác chi thì tuần tự của năm chi sau không thay đổi cho đến viên mãn ‘xả’ mới hoàn thành trình tự giác ngộ.

Giác chi tức là một chi phần trong tổng thể vô lượng chi phần của đạo xuất thế; ba thừa chỉ có thể giác ngộ một phần nhỏ trong toàn bộ các chi phần này; khi nào viên mãn quả vị, ba thừa đồng vào nhất thừa học Nhất Thiết Trí; học xong mới biết toàn bộ các môn giải thoát của Phật, vì biết khắp các môn giải thoát nên gọi là Nhất Thiết Trí.

  • Tứ hoằng thệ nguyện của Bồ Tát có lời thệ là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học,” đây chính là một cách nói khác của học Nhất Thiết Trí.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phật bảo rằng: “Chỉ đồng cho một xe đó là xe nhất thừa,” ba thừa chỉ là quyền phương tiện, cũng cần nói thêm khi nào học xong Nhất Thiết Trí vào Đạo Tướng Trí thì Bồ Tát này mới có danh hiệu là Đại Bồ Tát hay Bồ Tát Ma Ha Tát. Sau đây là đoạn kinh mô tả tướng Bồ Tát Ma Ha Tát và sự biết khắp các môn giải thoát hay các môn tam muội:    

“Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ Tát Ma Ha Tát ấy là Kiện hành tam ma địa,  Bảo ấn tam ma địa,  Sư tử du hý tam ma địa, Diệu nguyệt tam ma địa, Nguyệt tràng tướng tam ma địa,  Nhất thiết pháp dũng tam ma địa,  Quán đỉnh tam ma địa,  Pháp giới quyết định tam ma địa,  Quyết định tràng tướng tam ma địa,  Kim cương dụ tam ma địa,  Nhập pháp ấn tam ma địa,  Tam ma địa vương tam ma địa,  Thiện an trụ tam ma địa,  Thiện lập định vương tam ma địa,  Phóng quang tam ma địa,  Vô vong thất tam ma địa,  Phóng quang vô vong thất tam ma địa,  Tinh tiến lực tam ma địa,  Trang nghiêm lực tam ma địa,  Đẳng dũng tam ma địa,  Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định tam ma địa,  Nhập nhất thiết danh tự quyết định tam ma địa,  Quán phương tam ma địa,  Tổng trì ấn tam ma địa,  Chư pháp đẳng thú hải ấn tam ma địa,  Vương ấn tam ma địa,  Biến phú hư không tam ma địa,  Kim cương luân tam ma địa,  Tam luân thanh tịnh tam ma địa,  Vô lượng quan tam ma địa,  Vô trước vô chướng tam ma địa,  Đoạn chư pháp luân tam ma địa,  Khứ xả trân bửu tam ma địa,  Biến chiếu tam ma địa,  Bất thuấn tam ma địa,  Vô tướng trụ tam ma địa,  Bất tư duy tam ma địa,  Hàng phục tứ tam ma địa,  Vô cấu đăng tam ma địa,  Vô biên quang tam ma địa,  Phát quang tam ma địa,  Phổ chiếu tam ma địa,  Tịnh kiên định tam ma địa,  Sư tử phấn tấn tam ma địa,  Sư tử tần thân tam ma địa,  Sư tử khiếm khư tam ma địa,  Vô cấu quang tam ma địa,  Diệu lạc tam ma địa,  Điển đăng tam ma địa,  Vô tận tam ma địa,  Tối thắng tràng tướng tam ma địa,  Đế tướng tam ma địa, Thuận minh chánh lưu tam ma địa, Cụ oai tam ma địa, Ly tận tam ma địa, Bất khả động chuyển tam ma địa, Tịch tĩnh tam ma địa, Vô hà khích tam ma địa, Nhật đăng tam ma địa, Tịnh nguyệt tam ma địa, Tịnh nhãn tam ma địa, Tịnh quang tam ma địa, Nguyệt đăng tam ma địa, Phát minh tam ma địa, Ưng tác bất ưng tác tam ma địa, Trí tướng tam ma địa, Kim cương man tam ma địa, Trụ tâm tam ma địa, Phổ minh tam ma địa, Diệu an lập tam ma địa, Bửu tích tam ma địa, Diệu pháp ấn tam ma địa, Nhất thiết pháp bình đẳng tánh tam ma địa, Khí xả trần ái tam ma địa, Pháp dũng viên mãn tam ma địa, Nhập pháp đỉnh tam ma địa, Bửu tánh tam ma địa, Xả huyên tránh tam ma địa, Phiêu tán tam ma địa, Phân biệt pháp cú tam ma địa, Quyết định tam ma địa, Vô cấu hạnh tam ma địa, Tự bình đẳng tướng tam ma địa, Ly văn tự tướng tam ma địa, Đoạn sở duyên tam ma địa, Vô biến dị tam ma địa, Vô phẩm loại tam ma địa, Nhập danh tướng tam ma địa, Vô sở tác tam ma địa, Nhập quyết định danh tam ma địa, Vô tướng hạnh tam ma địa, Ly ế ám tam ma địa, Cụ hạnh tam ma địa, Bất biến động tam ma địa, Độ cảnh giới tam ma địa, Tập nhất thiết công đức tam ma địa, Vô tâm trụ tam ma địa, Quyết định trụ tam ma địa, Tịnh diệu hoa tam ma địa, Cụ giác chi tam ma địa, Vô biên biện tam ma địa,  Vô biên đăng tam ma địa, Vô đẳng đẳng tam ma địa, Siêu nhất thiết pháp tam ma địa, Quyết phán chư pháp tam ma địa, Tán nghi tam ma địa, Vô sở trụ tam ma địa, Nhất tướng trang nghiêm tam ma địa, Dẫn pháp hành tướng tam ma địa, Nhất hành tướng tam ma địa, Ly chư hành tướng tam ma địa, Diệu hạnh tam ma địa, Đạt chư hữu để viễn ly tam ma địa, Nhập nhất thiết thi thiết ngữ ngôn tam ma địa, Kiên cố bửu tam ma địa, Ư nhất thiết pháp vô sở thủ trước tam ma địa, Điển diệm trang nghiêm tam ma địa, Trừ khiển tam ma địa, Vô thắng tam ma địa, Pháp cự tam ma địa, Huệ đăng  tam  ma địa, Thú  hướng  bất  thối chuyển thần thông tam ma địa, Giải thoát âm Thanh Văn tự tam ma địa, Cự sí nhiên tam ma địa, Nghiêm tịnh tướng tam ma địa, Vô tướng tam ma địa, Vô trược nhẫn tướng tam ma địa, Cụ nhất thiết diệu tướng tam ma địa, Cụ tổng trì tam ma địa, Bất hỷ nhất thiết khổ lạc tam ma địa, Vô tận hành tướng tam ma địa, Nhiếp phục nhất thiết chánh tà tánh tam ma địa, Đoạn tắng ái tam ma địa, Ly vi thuận tam ma địa, Vô cấu minh tam ma địa, Cực kiên cố tam ma địa, Mãn nguyệt tịnh quang tam ma địa, Đại trang nghiêm tam ma địa, Vô nhiệt điển quang tam ma địa, Năng chiếu nhất thiết thế gian tam ma địa, Năng cứu nhất thiết thế gian tam ma địa, Định bình đẳng tánh tam ma địa, Vô trần hữu trần bình đẳng lý thú tam ma địa, Vô tránh hữu tránh bình đẳng lý thú tam ma địa, Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc tam ma địa, Quyết định an trụ chơn như tam ma địa, Khí trung dũng xuất tam ma địa, Thiêu chư phiền não tam ma địa, Đại trí huệ cự tam ma địa, Xuất sanh thập lực tam ma địa, Khai xiển tam ma địa, Hoại thân ác hành tam ma địa, Hoại ngữ ác hành tam ma địa, Hoại ý ác hành tam ma địa, Thiện quán sát tam ma địa, Như hư không tam ma địa, Vô nhiễm trước như hư không tam ma địa.

Như vậy thảy các tam ma địa, có vô lượng trăm ngàn là tướng Đại thừa Bồ Tát Ma Ha Tát.” [[1]]

Cũng có thể hiểu Bồ Tát chưa được Đạo Tướng Trí thì vẫn còn gọi quyền thừa.

Muốn tìm hiểu ý nghĩa chữ ‘Ma Ha’ xin xem kinh Đại Bát Nhã - HT Thích Trí Nghiêm dịch; Muốn biết học ‘Nhất Thiết Trí’ như thế nào xin xem kinh Hoa Nghiêm - HT Thích Trí Tịnh dịch.[[2]]

[[1]] Trích kinh Đại Bát Nhã – HT Thích Trí Nghiêm dịch.

[[2]] Hai bộ kinh này nếu không thỉnh được thì có thể tìm thấy trong website- www.quangduc.com.

(còn nữa)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow