Ngũ Ấm Xí Thạnh
Năm món: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vượt khỏi sự kiểm soát của trí tuệ, thoát ra khỏi bản chất tự nhiên của nó... Chính sự vượt quá giới hạn tự nhiên này mà phát sinh ưu bi khổ não... Nên gọi là “ngũ ấm xí thạnh khổ”.

- “Ngũ ấm xí thạnh” là năm điều gì?
1. Ngũ ấm.
Trong Phật pháp, có năm món, đại diện cho thân và tâm của một hữu tình (tạm gọi là chúng sanh), đó là:
Sắc: Chỉ cho thân.
Thọ: Chỉ cho các cảm thọ như khổ vui, nóng lạnh...
Tưởng: Chỉ cho các thứ tưởng, tưởng quá khứ, tưởng vị lai và tưởng hiện tiền…
Hành: Chỉ cho sự luân chuyển của tâm thức...
Thức: Chỉ cho sự hiểu biết...
Năm món này nếu để nó cột trói, ngăn che, y vào nó để sinh ngã... gọi là ngũ ấm (năm ấm).
Nếu năm món nói trên, cho mỗ̃i món một giá trị nào đó để làm tiêu chuẩn mà so sánh, suy lường...
thì bây giờ, các thứ giá trị này trở thành nguyên nhân phát sanh phiền não. Lúc này, ngũ ấm có tên gọi là ngũ uẩn... Chữ ấm có nghĩa trói buộc, che mờ... Chữ uẩn có nghĩa tích chứa nguyên nhân phát sinh phiền não...
- Năm món nói trên, nếu không để cho nó cột trói, che mờ, gọi là “năm món giải thoát” (sắc giải thoát,...). Nếu năm món kia không làm nguyên nhân để sinh tâm, gọi là “sắc thanh tịnh” (tịnh sắc)…
- Năm món này, tự nó không có nghĩa ấm hay uẩn, bản chất như hư không... Chỉ khi nào mê, bị nó trói buộc, hoặc làm cho phiền não, mới gọi là ngũ ấm hay ngũ uẩn...
2. Xí thạnh.
Đây là chữ Hán-Việt, từ này có nghĩa là sung mãn, là hẫy hừng, là quá cái bình thường…
Ngũ ấm xí thạnh là cụm từ nhằm chỉ cho năm món nói trên vượt khỏi sự kiểm soát của trí tuệ, thoát ra khỏi bản chất tự nhiên của nó... Chính sự vượt quá giới hạn tự nhiên này mà phát sinh ưu bi khổ não... Nên gọi là “ngũ ấm xí thạnh khổ”.
(06-2010)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






