Tâm Pháp Ngoại Truyện

Kính thưa bạn đọc !!!
Thưa tất cả HĐ Lý Gia !!!
Như vậy là sau hơn 20 video được đăng tải trên Youtube Lý Gia, Fanpage Lý Tứ và Website Lytu.Vn !!! Hôm nay, cuốn sách nói Tâm Pháp của Lý Tứ chính thức chia tay mọi người bằng những trang cuối cùng, nhường chỗ cho các video sách nói Vô Đối Môn cũng của Lý Tứ tiếp tục ra mắt trong vài ngày tới !!!
Để cuốn Tâm Pháp đến với đông đảo bạn đọc, Lý Tứ xin chân thành cảm ơn:
– Người bạn trẻ Thường Xuân Vân Đài đã tạo mọi điều kiện giúp cuốn Tâm Pháp có hình hài như các bạn đã thấy !!!
– Hội Nhà Văn đã cấp phép để cuốn Tâm Pháp xuất bản năm 2019 và nối bản 2020 !!!
– Nhã Quỳnh đã đọc bằng tất cả tấm lòng để Tâm Pháp trở thành cuốn sách nói bay bổng và hoàn hảo như các bạn đã nghe !!!
– Thường Xuân Vân Đài; Be Bot là những người đầu tiên giới thiệu Tâm Pháp lên Youtube !!!
– Lý Giác Huy đã thiết kế thành công cuốn Tâm Pháp điện tử (electronic book) !!!
– Lý Diệu Tâm; Lý Ngọc Thuý đã thực hiện trên 20 video Tâm Pháp ấn tượng !!!
– Bạn đọc và HĐ Lý Gia đã đón nhận Tâm Pháp bằng những tình cảm tốt đẹp nhất !!!
Thưa các bạn !!!
Khi được BQT Lý Gia, mà cụ thể là SM Lý Diệu Tâm đề xuất ý kiến thực hiện Video Tâm Pháp Ngoại Truyện sau khi sách nói Tâm Pháp kết thúc !!!
Đây là cơ hội để chính Tác Giả trao đổi cùng bạn đọc và HĐ Lý Gia về hoàn cảnh ra đời, bối cảnh câu chuyện, nội dung, hình tượng nhân vật…v..v…trong cuốn sách Tâm Pháp !!! Video Tâm Pháp Ngoại Truyện cũng là cơ duyên, để một số bạn đọc tiêu biểu và HĐ Lý Gia nói lên cảm nhận của bản thân sau khi đọc hoặc nghe cuốn sách này !!!
Nghe xong đề xuất của Lý Diệu Tâm, mình rất vui và tán đồng, thế là BQT lên kế hoạch, bắt tay thực hiện !!! Và, Video Tâm Pháp Ngoại Truyện sẽ được giới thiệu đến bạn đọc và HĐ Lý Gia sau khi hoàn thiện !!!
I- Về hoàn cảnh ra đời:
Năm 2011, Lý Gia ra đời non 3 năm, lúc đó chừng trên dưới 100 HĐ, mọi người đang âm thầm tu tập với quyết tâm “biến triết lí thâm diệu từ giáo pháp trở thành hiện thực giữa cuộc đời này” !!!
Với tuổi đời non trẻ, HĐ Lý Gia rất cần việc hộ trì thường xuyên… Thế là các bài viết về Phật pháp được mình viết và gởi liên tục đến HĐ Lý Gia qua emails, có ngày lên đến 3 hay 4 bài !!!
Sau khi hoàn thành cuốn Phật Giáo và Thiền, và kết tập xong cuốn Cù Gia Tạp Luận 1 (tiền thân của Anh Lạc Luận 1 sau này)… Do sử dụng máy tính thường xuyên, mắt của mình bị mờ và phải lên TP Hồ Chí Minh điều trị !!! Sau khi mổ, bác sĩ yêu cầu tịnh dưỡng và không được tiếp cận máy tính !!!
Thế nhưng, không thể dẹp máy tính sang một bên, do tính chất công việc cũng như mỗi ngày phải viết bài để hộ trì HĐ Lý Gia !!! Thế là mình chấp nhận băng kín một con mắt, dùng con mắt còn lại để viết một loạt gồm 10 bài với chủ đề nói về con mắt, đây là lí do vì sao lúc đó Tâm Pháp có tên Lưỡng Mục Giao Di Tâm Pháp !!!
Dự tính, sau loạt bài đó, nghỉ dưỡng và chuyển sang đề tài khác… Nhưng rồi rất nhiều HĐ yêu cầu viết tiếp, thế là mình viết thêm một loạt 10 bài mà các bạn đã thấy trong chương Cơ Duyên !!!
Sau khi kết thúc phần Cơ Duyên, hầu như tất cả HĐ Lý Gia đón nhận hết sức nồng nhiệt… Có bạn đã viết cho mình: “Thầy ơi! Chúng con ngóng trông bài của Thầy như trông mẹ đi chợ !!! Ngày nào mở máy mà không nhận được bài viết từ Thầy, chúng con có cảm giác trống vắng và vô vị…!!!” Thế là mình quyết định phát triển các bài viết trước đó thành câu chuyện dài, kể về những người tu hành dưới hình thức truyện cổ trang !!!
II- Về xây dựng bối cảnh:
Để xây dựng bối cảnh cho Tâm Pháp, mình tìm đọc các tư liệu về lịch sử, phong cảnh và du lịch !!! Rất may, trong lúc tìm kiếm tư liệu, mình bắt gặp video nói về Thôn Lưu Khanh, núi Dự Sơn, dòng Ô Giang của Đài Truyền Hình VTV3 trong mục Vòng Quanh Thế Giới !!! Sau khi xem kĩ video, mình quyết định xây dựng cốt truyện từ bối cảnh là dòng Ô Giang !!!
Để có đủ tư liệu, mình tiếp tục lùng sục tìm kiếm vị trí địa lý dòng Ô Giang, thôn Lưu Khanh, vùng Giang Tây cùng gia phả dòng họ Đổng, đây là dòng họ những người đã khai sinh thôn Lưu Khanh !!! Đồng thời tìm kiếm tư liệu nói về kiến trúc cổ đặc trưng để thiết kế đại bản doanh cho Trung Nguyên Cửu Tuyệt dưới chân núi Dự Sơn, và mình chọn một trong những mô hình kiến trúc đời Đường làm hình mô hình kiến trúc chủ đạo !!!
III- Về hình tượng nhân vật:
Tâm Pháp có tất cả 12 nhân vật, Lý Tứ là nhân vật chính !!! Gồm 9 người của Trung Nguyên Cửu Tuyệt, Lão Lái Đò, Hoà Thượng Huyền Không và Lý Tứ !!!
Tất cả 12 nhân vật trong Tâm Pháp, hoàn toàn là những nhân vật hư cấu, dựa vào một số sự kiện có thật sau đó được hoàn thiện để phù hợp cốt truyện !!!
Ví dụ, nhân vật Đại Sư Huyền Không được lấy cảm hứng từ câu chuyện sau: Vào năm 2009, lúc đó Lý Gia còn lèo tèo, mình vẫn thường lui tới các bạn đồng tu cũ… Sau khi giác ngộ, mình thẳng thắng trao đổi Phật pháp với các bạn đồng tu trước đây một số ý nghĩa mà mình đã thấy, cái thấy này hoàn toàn không giống những gì trước đây mình và các bạn ấy biết cũng như trao đổi hay đọc trong sách vở… Vậy là, một số bạn không đồng tình, nhưng với lí luận chặt chẽ của mình, các bạn ấy không thể phản biện !!! Thế là một số người cho rằng mình đã theo tà đạo… !!! Lúc đó, mình chỉ biết cười và lặng lẽ rút lui !!!
Vì phản biện không lại, những người ấy cầu viện một vị Tăng tạm coi là có danh vọng và uy tín đến chất vấn cũng như chiết phục để mình bỏ tà đạo theo chánh đạo, thứ chánh đạo mà các vị ấy quan niệm !!!???
Mình và vị Tăng nói trên gặp nhau từ 14 giờ chiều đến gần 22 giờ đêm tại một quán cà phê, lúc ấy cũng có vài HĐ Lý Gia ngồi nghe !!! Sau khi làm quen, trao đổi ý nghĩa Phật pháp, đến chừng 16 giờ chiều, vị Tăng kết luận: “Những điều anh trình bày mới là chánh kiến, đây đúng là chánh pháp rồi, tôi cũng phải học nơi anh !!!” Những ngày tháng tiếp theo, vị Tăng thường lui tới trao đổi Phật pháp với mình…!!! Từ cơ duyên này, mình hư cấu nên nhân vật Huyền Không Đại Sư !!!
IV- Về nội dung:
IV.1- Khi viết Tâm Pháp, mình muốn gởi gắm đến HĐ Lý Gia và những người hữu duyên bốn điều:
1) Nghệ thuật dẫn tâm !!!
2) Nghệ thuật khai thị !!!
3) Kỹ thuật triển khai một pháp bất kì đối với những đương cơ khác nhau trong những nhân duyên khác nhau !!!
4) Kỹ thuật thính pháp, cũng như cách vận dụng giáo pháp vào thực tiễn đời sống để có kết quả tốt nhất !!!
Có thể nói, bốn điều trên chính là những nét đặc thù tạo nên sức sống, sự phong phú và đa dạng của Phật đạo trong thế giới hiện thực !!!
IV.2- Về quan điểm của tác giả trong cách xử lí đối với các nhân vật từ Tâm Pháp:
Mười hai nhân vật trong Tâm Pháp, mỗi người có một hoàn cảnh, ngành nghề, xuất thân cũng như quá khứ khác nhau, nhưng Tâm Pháp không hề đặt nặng những thứ ấy !!! Vì rằng, Phật đạo không coi trọng quá khứ một con người, Phật dạy: “Quá khứ như mộng” !!! Người xưa cũng nói: “Khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn” !!!
Vấn đề đặt ra là, ngay trong hiện tại này, người ấy hiểu gì, ta giúp người ấy thay đổi như thế nào để họ có thể thành tựu những điều cần thành tựu theo đúng tinh thần giáo pháp !!! Và đối với giáo pháp, không có người tốt kẻ xấu, người hơn kẻ thua…mà chỉ có người đã giác ngộ hay chưa giác ngộ mà thôi !!!
Giống như một hang động, cho dù hang động đó đã tăm tối cả ngàn năm, người trí không ngồi đó để chê bai hay oán trách cái hang kia là thiện hay ác, là sạch hay dơ…Mà, phải tìm cách làm cho cái hang động ấy sáng lên, biến cái hang động tối tăm, đáng sợ trở thành một hang động có ích…!!!
Đây chính là ý nghĩa nhân văn cao tột, là thứ triết lí siêu việt, là tinh hoa đạo đức xuất thế gian của Phật đạo được lấy làm tư tưởng chủ đạo khi viết và xử lí các nhân vật trong Tâm Pháp… Tư tưởng này, vượt trên mọi giá trị luân lí đạo đức đã từng hiện diện trong thế gian !!!
IV.3- Đối với đời sống Tâm Pháp:
Khi viết Tâm Pháp, mình muốn giới thiệu và xây dựng một loại hình văn hoá đặc trưng của Phật đạo, đó là “Văn Hoá Vô Lậu” !!!
Đây là thứ văn hoá được hình thành bởi cộng đồng những người có giác có ngộ, một nền văn hoá mà đời sống thế gian chẳng bao giờ có được !!!
Cho đến bây giờ, sau 10 năm Tâm Pháp ra đời, Văn Hoá Vô Lậu không dừng lại là thứ văn hoá chỉ có trong Tâm Pháp hay kinh sách… Mà, Văn Hoá Vô Lậu đã trở thành thực thể sống, linh hồn, chất kết dính, tình thương yêu, sức lan toả, cùng những thứ tốt đẹp khác của Lý Gia qua tinh thần Bồ Công Anh: “Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất” !!!
V- Về tên tác giả:
Mình viết Tâm Pháp gồm ba phần… Phần I có 10 bài (Quyết Nghi); Phần 2 gồm 60 bài (từ chuyện kể trên dòng Ô Giang đến khi Lý Tứ từ biệt Trung Nguyên Cửu Tuyệt); Phần ba gồm 20 bài (nói về Hoà Thượng Huyền Không). Tổng cộng 90 bài trong thời gian 3 tháng !!!
Mỗi ngày sau khi đi làm về (khoảng 11 giờ trưa) mình viết một bài, sau đó gởi đến HĐ qua emails, các bài viết không đề tên tác giả vì mọi người đều biết là của ai…Sau khi nhận, các HĐ photo rồi chuyền tay nhau cùng đọc !!!
Một hôm, có người học trò của mình đồng thời cũng là HĐ Lý Gia, tập hợp tất cả 90 bài viết rồi đóng thành sách đưa cho mình xem !!! Bạn ấy nói:
-“Thầy ơi !!! Con đã format thành sách, nhưng không có tên tác giả !!! Thầy đặt một cái tên để em in lên trang bìa…”.
Mình cười và nói:
-“Tên tuổi đối với tôi không quan trọng, điều quan trọng là sau khi đọc xong, nó có thật sự giúp các bạn hay không !!! Thôi, em muốn đặt tên gì thì đặt, Xoài hay Mít em thích thế nào đặt thế ấy…” !!!
Sáng hôm sau, bạn ấy đến nhà và đưa một cuốn Tâm Pháp có tên tác giả là Lý Tứ !!! Nhìn thấy cái tên “trên trời dưới đất” vừa ngộ ngộ, vừa hóm hỉnh, vừa hay hay !!! Thế là hỗn danh Lý Tứ được khai sinh từ hôm ấy !!!
Sau khi cuốn Tâm Pháp có tên tác giả Lý Tứ được photo lưu hành trong HĐ Lý Gia… Trên emails hoặc gặp nhau, HĐ gọi mình với cái tên vui vui là Lý Lão Sư, Lý Tam Đao, Lý Tam Quái, Lý Tứ….!!!
Ha ha ha ha !!! Không ngờ, cái bút danh Lý Tứ từ trên trời rớt xuống hôm ấy, hôm nay lại là Trang Chủ của Lý Gia và là tác giả của nhiều đầu sách viết về Phật giáo !!!
Về Tâm Pháp, có lẽ còn rất nhiều điều mình muốn tâm sự với các bạn !!! Nhưng bài viết cũng đã quá dài, thời lượng video có hạn… Lý Tứ xin tạm dừng ở đây !!! Hy vọng một ngày đẹp trời, cơ duyên phù hợp, Tâm Pháp phần 2 sẽ xuất hiện để hai chữ “còn nữa” trong cuốn Tâm Pháp mà các bạn đang có trong tay được…xoá…đi !!!
Chúc mọi người an vui, tinh tấn, thành công !!!
26/02/2021
LÝ TỨ
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






