Tản Mạn Chuyện "Sống Chết" (Phần 2)

Chết sống là quy luật, và không một ai trên đời có thể thoát khỏi quy luật này!!!

Tháng 3 14, 2022 - 05:59
Tháng 7 13, 2022 - 16:07
 0  28
Tản Mạn Chuyện "Sống Chết" (Phần 2)
Chuyện Trên Mây - Tác Giả Lý Tứ

II. CÁC ĐỊA VỊ TRONG PHẬT ĐẠO ĐÓN NHẬN CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO!!!???

Mọi người đều biết, Phật đạo là đạo diệt khổ... Có nghĩa rằng, mục tiêu đầu tiên của giáo pháp là giúp người hết khổ não!!! 

Con người ta có nhiều thứ khổ, nhưng tựu trung có tám món khổ phổ biến mà không một ai sinh ra trên đời thoát khỏi... Trong đó: Sanh, lão, bệnh, tử trở thành quy luật!!!

Và thông thường, hầu hết người đời, khi nghe đến việc một ai đó giác ngộ trong Phật đạo liền kết luận: “Chắc người đó chẳng sợ chết”!!! Nhưng khi đọc lịch sử, các mẫu chuyện về người giác ngộ... Ví dụ như chuyện A Xà Thế thả voi say tấn công tăng đoàn, các vị chứng thánh sợ quá, dùng thần thông bốc mình lên hư không!!! Chuyện khu rừng bị cháy, các A la hán tỏ ra lo lắng!!! Chuyện Lục Tổ bị rượt, chạy vắt giò lên cần cổ!!! Chuyện Tổ Sư Tử đợi sau khi hoàn thành tâm nguyện giáo hoá, mới đi gặp kẻ thù để trả món nợ máu xương!!! Chuyện Thế Tôn nhập Niết Bàn, đại chúng than khóc vang trời... Nói chung, có rất nhiều câu chuyện khi đọc lên, người đọc lại có cảm giác “các vị ấy cũng buồn khổ, cũng sợ chết như ta”!!! 

Việc này là thế nào đây!!!??? Có phải người đã giác ngộ không sợ chết!!!??? Hay họ cũng sợ chết như bao người trên cõi đời này!!!???

Một người sơ ngộ trong Phật đạo, thành quả đầu tiên mà người ấy đạt được, đó là: Biết rõ thân này, quyến thuộc này, tài sản này đều vô thường... Và họ cũng ngộ ra, bản tâm vốn tự thanh tịnh!!! Từ thấy biết như vậy, khổ phiền não hoàn toàn tịch diệt hoặc giảm thiểu đến mức thấp nhất, tuỳ vào cảnh giới mà họ giác ngộ!!!

Vì thế, hầu hết những người đã giác ngộ trong Phật đạo đều không lo sợ chuyện sống chết, hoặc sầu bi bởi tang thương chết chóc như người đời!!!

Thế nhưng, do tập khí còn thừa sót, do tâm nguyện, do cảnh giới tự chứng sai khác, v.v... khi đối trước cái chết, những người tuy đã giác ngộ nhưng lại phát sinh những tình cảm, hoặc cách thức đón nhận cái chết không giống nhau!!!

Điều này ta có thể tìm thấy trong các mẫu chuyện như: Chuyện các A la hán khi hay tin Phật nhập Niết Bàn, họ xin Phật nhập Niết Bàn trước!!!

Hoặc Phật thì đi thẳng đến thành Câu Thi Na để nhập Niết Bàn, còn Xá Lợi Phất lại về quê!!! Nói chung, phần lớn những cái chết của các vị đã giác ngộ đều có duyên cớ của nó!!! Từ đó, cho phép chúng ta thấy rằng: Những người giác ngộ trong Phật đạo tuy không sợ chết, nhưng nếu được phép chọn lựa, nhất định họ sẽ chọn một cái chết phù hợp với tâm nguyện hoặc nhân duyên giáo hoá!!!

Để có thể phân tích sâu hơn việc một người đã giác ngộ đón nhận cái chết như thế nào!!! Chúng ta “tạm chia” con đường của Phật đạo thành bốn giai đoạn giác ngộ như sau: Sơ ngộ, Trung ngộ, Đại ngộ và Liễu ngộ... Và tìm xem mỗi giai đoạn, các vị ấy đón nhận cái chết như thế nào!!!

  • Với người sơ ngộ: Người sơ ngộ, có hai thái độ trước chuyện sống chết!!!

Với người sức giác mãnh liệt, chỗ ngộ thâm sâu: Ở cảnh giới này, vị vừa mới giác ngộ có được hưng phấn từ việc đã đặt gánh nặng trần ai xuống, hưng phấn này chiếm hữu toàn bộ tâm trí, đối với họ cảnh giới này trở thành “thế đệ nhất vị”... Lấy thế đệ nhất vị làm đời sống, các vị ấy không còn coi chuyện sống chết là quan trọng!!! Giống như một người nghèo, bỗng dưng sở hữu khối tài sản không thể tính đếm... Với khối tài sản to lớn trong tay, vị này rất hào phóng trong chuyện chi tiêu, hầu như không cần tính toán!!!

Sức giác chưa thâm, chỗ ngộ chưa sâu: Người có giác ngộ nhưng sức giác chưa thâm, chỗ ngộ chưa sâu... Khi nghĩ đến cái chết, trong lòng người này có chút băn khoăn... Nhưng, khi cái chết ập đến, vị này lại bình thản đón nhận!!! Điều này giống như một người bình thường không thể nhảy qua hàng rào cao hơn mình... Nhưng, nếu chạy trốn kẻ thù trong lúc cấp bách, họ vượt qua dễ dàng!!! Đây là trường hợp công đức tự hội tụ của người sơ giác, khi gặp phải sự cố tác động mãnh liệt đến thân tâm, giác lực của người sơ ngộ tự động trở thành định lực!!!

  • Với người Trung ngộ: Đây là trường hợp của những người chứng thiệt tế (Diệt đế)!!! Đối với những người chứng thiệt tế của cảnh giới Diệt đế, nếu không phải là người có mật hạnh Bồ Tát... Họ sẽ thích nhập Niết Bàn hơn là sống!!! Để ngăn chặn người chứng thiệt tế ham ưa nhập Niết Bàn, một số quy định (giới) về việc.. “không được tự mình hoặc nhờ người trợ giúp để tàn hại thân thể” đã được chế định... Ta có thể tìm thấy những mẫu chuyện như vậy trong Luật Ma Ha Tăng Kì!!!
  • Với người Đại ngộ: Họ lại ham sống, nhưng chẳng hề sợ chết!!! Các vị Đại ngộ, cuộc đời của họ gắn liền với tâm nguyện và công hạnh... Họ sống vì lợi ích của chúng sanh và họ cũng biết rằng, ngày nào còn tồn tại, chúng sanh sẽ được nhiều lợi ích... Vì thế, tâm nguyện chưa xong, họ chưa bằng lòng đón nhận cái chết!!! Đây là trường hợp Lục Tổ bị kẻ ác rượt, chạy trối chết tìm cách thoát thân... Nhưng khi đối diện kẻ ác, rất mực bình tĩnh, sẵn sàng mở lòng từ bi, khai thị, thuyết pháp!!! Hoặc chuyện Tổ Sư Tử lánh đi phương xa hoằng hoá độ sinh, đến khi công hạnh đã mãn, sẵn sàng tìm kẻ mình đã nợ, trả món nợ máu xương!!!
  • Liễu ngộ: Cảnh giới liễu ngộ là cảnh giới của “chủng loại câu sanh vô hành tác ý sanh thân”!!! Các vị ấy có mặt trên đời là do duyên cùng công đức của chúng sinh làm nên!!! Giống như những mãnh ghép của một bức tranh!!! Duyên chúng sanh còn, bức tranh hiện hữu... Duyên chúng sanh hết, bức tranh không tồn tại!!! Điều này được Phật dạy trong kinh Đại Bát Nhã bằng câu nói chứa đầy ẩn mật: “Như Lai do Bát Nhã huân”!!!

III- KẾT LUẬN!!!   Chết sống là quy luật, và không một ai trên đời có thể thoát khỏi quy luật này!!!

Phật đạo ra đời giúp người giác ngộ... Do có giác, có ngộ người tu hành trong Phật đạo không còn hãi sợ, khổ đau khi đón nhận cái chết!!!

Tuy nhiên, Phật đạo có rất nhiều cung bậc giác ngộ, có rất nhiều quả chứng cạn sâu... Tuỳ vào cung bậc giác ngộ, tuỳ vào quả chứng có được... Những người đã giác ngộ trong Phật đạo lại có những cách thế đón nhận khác nhau khi cái chết xảy đến!!!

Đây là lí do vì sao, đọc kinh, xem lịch sử, hay nghe các mẫu chuyện về những người đã giác ngộ... ta lại thấy các vị ấy đón nhận cái chết không hoàn toàn giống nhau...!!!

Nói chung, cho dù những vị đã giác ngộ đón nhận cái chết ra sao... Nhưng, một điều chắc chắn rằng: “Trong tận cùng sâu thẳm của tâm thức, các vị ấy không hề hãi sợ hay khổ đau khi đối trước điều mà người đời gọi là sanh li tử biệt... Vì bởi, nỗi sợ hãi, khổ đau từ sanh li tử biệt đã được Phật đạo hoá giải khi người tu hành vừa mới sơ ngộ...”!!!

Để kết thúc bài viết TẢN MẠN VỀ CHUYỆN SỐNG - CHẾT... Xin chuyển đến các bạn, bài kệ thị tịch của Thiền Sư Trì Bát (1049 - 1117)!!!  Bài kệ này nói lên cái thản nhiên của một người tu hành đối trước việc sanh tử bằng hai câu kệ: “Ư chư sanh tử bất quan hoài... Án tố rô tố rô tất rị!!!”

Hữu tử tất hữu sanh

Hữu sanh tất hữu tử

Tử vi thế sở bi

Sanh vi thế sở hỷ

Bi hỷ lưỡng vô cùng

Hốt nhiên thành bỉ thử

Ư chư sanh tử bất quan hoài

Án tố rô tố rô tất rị!!!

Tạm dịch:

Có tử tức có sanh

Có sanh tức có tử

Chết thì người đời buồn

Sanh thì người đời vui

Buồn vui đều chẳng dứt

Bỗng dưng thành đây kia

Nếu việc sanh tử chẳng làm ta bận lòng,

Ha ha ha ha!!! Thì!!! Thì!!! Thì, ta đâu... còn...

ngán... việc... chi... chi... nữa... hỉ!!!

 (20-03-2020)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow