Người Thợ Săn Lành Nghề

Con đường mà Phật đã vạch ra là con đường tốt nhất...

Tháng 3 10, 2022 - 05:26
Tháng 7 13, 2022 - 15:46
 0  23
Người Thợ Săn Lành Nghề
Chuyện Chi Đây - Tác Giả Lý Tứ

- Hỏi

Các bạn!!! ... mình nhận được một số thắc mắc của bạn TT Thanh Nhàn ở Huế, kèm những lời tâm sự tương đối dài, bạn ấy viết:

“Thưa thầy Lý Tứ,

Tôi là TT Thanh Nhàn sống tại Huế, năm nay đã 56 tuổi. Tôi vô tình biết đến trang của thầy khi xem video trên mạng, nhìn thầy trong video tôi đoán tuổi đời của thầy lớn hơn tôi.

Tôi là người thích tìm hiểu Phật pháp, là một Phật tử thuận thành vì thế lúc đầu nhìn thấy video tôi không có ý định mở ra xem, nhưng rồi không biết lý do gì khiến tôi lại tò mò muốn xem thử trong đó nói gì, tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một người tôi đã từng biết mặt phát biểu trong video đó, xem xong video tôi mới biết thầy là cư sĩ nhưng viết nhiều sách Phật giáo lại có nhiều học trò, vậy là tôi quyết định vào trang để xem thầy giảng giải thế nào.

Mấy ngày tết không làm gì cũng chẳng đi đâu, tôi đã vào trang của thầy đọc rất nhiều bài viết. Đầu tiên tôi thấy cách giải thích Phật pháp của thầy không giống những gì tôi đã từng nghiên cứu, lại thấy rất đông đệ tử xưng tụng thầy tôi có cảm giác như một hình thức lăng xê hay câu khách mà tôi đã gặp quá nhiều trên mạng. Nhưng khi xem tiếp tôi lại thấy hình như những người đó họ xưng tụng thầy bằng tấm lòng vì lợi ích từ thầy mang lại cho họ, tôi bắt đầu có chút cảm tình. Càng đọc các bài viết của thầy, tôi càng thấy thích thú và có cảm giác thầy nói đúng lại có cách giải thích rất thực tế, gần gũi, mới lạ, không giống những giải thích khó hiểu, trừu tượng, mơ hồ mà trước đây tôi đã biết.

Tôi lại càng thắc mắc khi thầy trả lời trong bài viết gần đây là không theo Nam tông, Bắc tông, Thiền tông hay một tông phái nào giống như nhiều người tu hành khác hay bản thân tôi cũng như truyền thống Phật giáo xưa nay mà tôi biết được. Tôi nghĩ một người tu hành mà không bắt đầu bằng một truyền thống, một tông phái, một pháp môn thì thật vô lý cũng giống như không có bản đồ thì làm sao mà đi? Suốt Tết đến giờ tôi suy nghĩ rất nhiều về những gì thầy viết cũng như các học trò của thầy nói rằng họ đạt được điều gì đó? Tôi nửa tin nửa ngờ không biết họ có nói thật hay không? Ai là người kiểm chứng những điều họ và thầy đã nói? Cuối cùng là thầy đi bằng con đường nào, có thật sự giác ngộ hay chưa?

Không biết những thắc mắc của tôi có làm thầy phật lòng hay không? Nếu có gì phật lòng xin thầy bỏ qua, nếu không mong thầy giải thích dùm một lời. Cảm ơn thầy!”

- Đáp

Bạn TT Thanh Nhàn thân mến!!!

Lời đầu tiên, mình xin chân thành cảm ơn bạn đã bỏ công xem video của trang và theo dõi các bài viết của mình cũng như của Huynh Đệ (HĐ) Lý Gia!!! ... Theo mình biết, trăn trở của bạn cũng là trăn trở của bao nhiêu người tìm hiểu Phật pháp hiện nay khi đọc được những điều Lý Tứ đã viết!!!

Thật ra, ngày xưa mình cũng nghĩ như thế, đã tu hành là phải theo phép tắc, truyền thống, là phải có tông môn, là phải có pháp môn, v.v...!!! ... Nhưng rồi trong quá trình dấn thân tu tập, nhất là sau khi đọc những lời cảnh báo của Phật về việc lập tông trong kinh Lăng Già, lời dạy từ kinh Kalama về truyền thống, cũng như hiểu thật nghĩa của hai chữ pháp môn là gì... Từ đó, mình đã có những suy nghĩ khác về chuyện truyền thống hay tông môn!!!

Sau thời gian dài tu tập, những huấn dụ của Phật trong kinh Lăng Già cũng như kinh Kalama, giúp mình quyết định đi theo con đường hiện tại mình đang đi...!!!

Quyết định đó là: “Chỉ đi theo con đường Phật đã vạch ra, chứ không đi theo con đường các tông phái đã đi, cũng như không theo một pháp môn nào...”!!!

Chuyện tông phái và pháp môn là như thế nào, mình và các HĐ Lý Gia cũng không bàn luận tốt xấu hay đúng sai!!! ... Vì rằng, mình và HĐ Lý Gia không ở trong đó... Nếu chỉ đứng ở ngoài, nghe lõm bõm mà bàn luận, đối với mình đây không phải là hành động của người có trí, và hành động đó cũng không thấu tình đạt lí... Vả chăng, việc luận bàn chuyện thiên hạ thị phi, không giúp ích gì cho việc tu tập của mình và HĐ Lý Gia, cho nên Lý Gia coi đây là điều đại kị... Vì thế, chúng mình chẳng bao giờ đề cập đến những việc như vậy hoặc tương tự như vậy!!!

69.1. Người tu hành mà không theo truyền thống, ... tông phái, ... pháp môn... như người đi đường mà không có bản đồ thì làm sao mà đi?

Việc này mình xin trả lời như sau:

- Về truyền thống, Kinh Kalama đã dạy:

Này các bạn Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.

Khi nào các bạn tự mình biết rõ: Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau quý vị hãy từ bỏ chúng... Khi nào quý vị tự mình biết rõ: Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc, các ban hãy đạt đến và an trú...” (Trích kinh Kalama - Tăng Chi bộ - Chương Ba Pháp)

- Về lập tông, kinh Lăng Già đã dạy như sau:

Lại nữa, Đại Huệ! Tất cả pháp chẳng sanh, đại Bồ-tát chẳng nên lập tông. Vì cớ sao? Vì tông tất cả tánh phi tánh, và vì nhân sanh tướng kia nên nói tất cả pháp chẳng sanh làm tông, tông kia ắt hoại. Tông kia tất cả pháp chẳng sanh, tông kia ắt hoại ấy, bởi vì tông có đối đãi mà sanh. Lại vì tông kia chẳng sanh vào tất cả pháp, vì tướng chẳng hoại chẳng sanh. Lập tất cả pháp chẳng sanh làm tông, thì thuyết kia ắt hoại. Đại Huệ! Có không chẳng sanh làm tông, tông kia vào tất cả tánh, tướng có không chẳng thể được. Đại Huệ! Nếu khiến tông kia chẳng sanh, tất cả tánh chẳng sanh mà lập tông. Như thế tông kia hoại, vì có, không tánh tướng chẳng sanh, chẳng nên lập tông. Vì năm phần luận nhiều lỗi, vì lần lượt nhân tướng khác và vì tạo tác, chẳng nên lập tông phần. Bảo tất cả pháp chẳng sanh, như thế tất cả pháp không, như thế tất cả pháp không tự tánh, chẳng nên lập tông...” (Trích Kinh Lăng Già - HT Thích Thanh Từ dịch)

- Về pháp môn: Mọi người đều biết, mỗi lời dạy của Phật đều là một pháp môn, mà Phật thì có vô lượng lời dạy!!! ... Tuỳ hoàn cảnh, tuỳ căn cơ, tuỳ địa vị, tuỳ mỗi giai đoạn tu tập, v.v... người tu hành ứng dụng một số lời dạy phù hợp để thành tựu mục tiêu trước mắt gọi là “pháp tương ưng”!!! ... Giống như qua sông dùng thuyền, leo núi dùng gậy, đường bộ dùng xe... Như vậy, pháp môn nào mới là pháp môn mà ta phải mang vác trên vai suốt cuộc đời tu tập!!!??? ... Đây là lí do vì sao, mình và HĐ Lý Gia rất linh động trong việc tu hành, mỗi một giai đoạn có cách tu tập khác nhau, không nhất thiết phải theo một pháp môn nào!!!

Theo những gì đã nêu ở trên... Việc mình không đi các con đường mà bạn và mọi người đã và đang đi là hợp lí hay không, chắc TT Thanh Nhàn không còn thắc mắc!!!

69.2. Từ tết đến giờ tôi suy nghĩ rất nhiều về những gì thầy viết cũng như các học trò của thầy nói rằng họ đạt được điều gì đó? Tôi nửa tin nửa ngờ không biết họ có nói thật hay không?

Ha ha ha ha!!! TT Thanh Nhàn ơi là Thanh Nhàn!!! Tại sao phải tin với ngờ việc mình và HĐ Lý Gia có đạt được điều gì đó hay không cho mệt xác!!! ... Dân gian có câu: “Trăm nghe không bằng thấy, trăm thấy không bằng sờ” ... Muốn biết mình và HĐ Lý Gia có đạt được điều gì đó hay không... Trân trọng kính mời bạn đến với chúng tôi!!! ... Khi đến với chúng tôi, nhất định bạn sẽ thấy... được... và... sờ... được mọi thứ như trái xoài trong lòng bàn tay!!! ... Còn bây giờ, chúng tôi có nói thật hay nói dối, bạn cũng đâu có biết!!! ... Trân trọng kính mời!!!

69.3. Ai là người kiểm chứng những điều họ (học trò thầy) và thầy đã nói?

Bạn Nhàn thân mến!!!

Trên đời này, không một ai là người kiểm chứng sự tu học của ta chính xác bằng chính bản thân ta!!! ... Chúng tôi lấy sự thay đổi bản thân làm thước đo, làm công cụ đối chứng!!! ... Và, chúng tôi cũng không mong cầu hay thỉnh nguyện một ai đó ngoài chúng tôi kiểm chứng cho chúng tôi!!! ... Nói chung, chúng tôi đã, đang và sẽ bằng lòng với những gì mình học tập cũng như đạt được... Mọi kiểm chứng hay phán xét của người ngoài, chúng tôi hoàn toàn không mong muốn hay bận tâm!!!

69.4. Thầy đi bằng con đường nào, có thật sự giác ngộ hay chưa???

Như những gì đã nói ở trên là: “Chỉ đi theo con đường Phật đã vạch ra, chứ không đi theo con đường các tông phái đã đi, cũng như không theo một pháp môn nào...”!!!

Mình tin chắc rằng, con đường mà Phật đã vạch ra là con đường tốt nhất... Mình cũng tin rằng, trên đời này, không có con đường nào dẫn ta đến ba mục tiêu “Giác Ngộ - Giải Thoát - Trí Tuệ” hoàn hảo bằng con đường của Phật!!! ... Vấn đề là, ta có nhìn thấy, có nhận ra con đường ấy ở đâu, như thế nào, bắt đầu ra sao, kết thúc lúc nào... hay không mà thôi!!!

Về việc Lý Tứ có giác ngộ hay không!!! ... Mình biết nói với bạn sao đây!!!??? ... Nói “”, bạn cũng đâu có biết!!! ... Nói “không”, bạn cũng đâu có biết!!! ... Vì rằng, biết hay không thì bạn đã biết hay không rồi, đâu cần phải hỏi...!!!

Giống như người săn thú bẫy chim lành nghề, chỉ cần thoáng nghe tiếng chim hót, thoáng thấy lờ mờ dấu chân một loài thú nào đó, nhất định họ biết chủng loại, dòng giống, tập tính, nơi trú ngụ, v.v... của con chim hay con thú ấy, đâu cần phải hỏi ai!!! ...

Vì thế, hãy học tập để trở thành một thợ săn lành nghề, rồi tự thẩm định tiếng hót hay dấu chân kia là loại chim hay thú gì, chứ đừng tìm đến con chim hay thú ấy mà hỏi rằng: “Chú mày là hàng... thật... hay... hàng... nhái”!!!

Hy vọng, bài viết có thể giúp TT Thanh Nhàn không còn thắc mắc về Lý Tứ và cách tu tập của HĐ Lý Gia!!! ... Rất mong một ngày đẹp trời nào đó sẽ gặp bạn!!!

Chúc mọi người an vui, tinh tấn!!!

(19/02/2021)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow