Các Nghĩa Không Trong Phật Đạo

Muốn thấu suốt ý nghĩa của bảy pháp không (hoặc mười tám pháp không), Bồ Tát đó phải thấu suốt những cảnh giới cơ bản sau: “Tất cả pháp không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh...” !!!

Tháng 3 18, 2022 - 14:35
Tháng 3 19, 2023 - 07:44
 0  66
Các Nghĩa Không Trong Phật Đạo
Lý Tứ Hỏi Đáp Số 79

Các bạn !!!

Mình vừa nhận được một số câu hỏi của bạn Tâm Trang !!! Theo thời gian ghi trên trên trang tính, Tâm Trang gởi các câu hỏi về BQT lúc 16 giờ 02 ngày 30 tháng 5 năm 2021... Nhưng cả ngày hôm qua (chủ nhật) mình bận quá không mở trang tính ra xem, cho đến 02 giờ 30 khuya nay mới có cơ hội đọc !!! Thế là, lập tức châm một bình trà theo thói quen và viết trả lời cho bạn ấy !!!

Bạn Tâm Trang hỏi như sau:

"Dạ Mô Phật!

Sau khi đọc kinh Lăng già, con thấy có đề cập đến bảy loại Không: Tướng không, tự tính không, vô hành không, hành không, ly ngôn thuyết không, đệ nhất nghĩa thánh trí đại không, và bỉ bỉ không. Nhưng bởi ngôn ngữ của kinh rất khó để tỏ ngộ. Con kính xin BQT có thể giải thích cho con hoặc có tài liệu nào nói phân tích, giải thích về bảy cái Không này cho con xin học hỏi với ạ!

Con kính tri ân!"

30/05/2021 - 16:02:34 - Tâm Trang

Tâm Trang và bạn đọc thân mến !!!

Kinh Lăng Già là kinh giáo Bồ Tát !!! Có nghĩa rằng, các loại kinh thuộc dạng này, Phật thuyết cho các Bồ Tát sau khi đã giác ngộ !!!

Mục đích của kinh giáo Bồ Tát nhằm giúp Bồ Tát sau khi đã giác ngộ, căn cứ vào chỗ đã giác, có thể phân tích một vấn đề như pháp, hoặc nhìn thấy lỗi hư nguỵ từ ngôn thuyết thế gian hay ngoại đạo hoặc người tu hành chưa thật sự giác ngộ khi họ tuyên thuyết về thân tâm, các pháp và thế giới !!! Để từ đó, các Bồ Tát có thể chỉ ra lỗi hư nguỵ trong ngôn thuyết của họ, đồng thời xiển minh sự khác biệt giữa thực chứng và suy lường mà cụ thể là ý nghĩa “rốt ráo không” từ các pháp !!!

Nếu để ý kĩ, ta thấy duyên khởi làm nên kinh Lăng Già là cuộc đối thoại giữa Bồ Tát Đại Huệ và Phật !!! Gặp Phật, Bồ Tát Đại Huệ đã trình bày như sau: “Bạch Thế Tôn !!! Con là Bồ Tát Đại Huệ, thông thuộc Đại Thừa...” !!! Như vậy có thể thấy, đây là cuộc trao đổi giữa một Bồ Tát thông thuộc Đại Thừa với một Đẳng Chánh Giác chứ không phải của một người chưa từng giác ngộ (phàm phu vô văn) !!! Điều này, cũng được coi là trường hợp hi hữu trong Phật đạo !!! Vì rằng, trước mặt Phật mà có người dám xác định “Con là Bồ Tát thông thuộc Đại Thừa...” thì có thể nói, lời tác bạch trên thuộc loại người tu hành “xưa nay hiếm” hay ít ra cũng thuộc loại người “đại tự tại” trong giáo pháp !!!

Trong khi đó, phần lớn những người đọc tụng hoặc giảng nói kinh Lăng Già đời sau là những người không giác ngộ đủ chuẩn, hoặc biết Phật pháp một cách rất mơ hồ do không bắt nguồn từ cơ sở thực chứng !!! Vì thế, họ chỉ căn cứ vào văn tự kinh rồi giải thích thông qua suy luận, chứ chẳng phải lấy chỗ đã giác ngộ để làm cơ sở đối chiếu nhằm trực nhận ý nghĩa đích thực từ lời kinh !!! Cho nên, việc giảng giải “phần lớn không ổn” theo những gì mình đã tìm đọc từ các tài liệu mà bản thân có được !!!

Về các tài liệu phân tích giảng giải kinh Lăng Già, theo mình biết thì có bản dịch của Sư Bà Diệu Không, bản của Thiền Sư Suzuki, bản của Hoà Thượng Duy Lực, bản của Hoà Thượng Thanh Từ...v..v... Với bản thân mình, trong các bản nói trên, bản dịch của Hoà Thượng Thanh Từ có kèm lời sớ của Ngài Hàm Thị là bản dịch được mình thích nhất !!!

Trong lúc dịch, Hoà Thượng đã viết: “Ở đây chúng tôi dịch trung thực với Thiền sư Hàm Thị không dám tăng giảm trong phần sớ giải. Nếu có giảm, chỉ đôi chút thôi. Bởi chúng tôi thấy, ngài Hàm Thị quả thật là một Thiền sư ngộ đạo trong môn đình Tào Động, cho nên lời sớ giải của Ngài rất phù hợp với Tâm tông. Trên phần chánh văn kinh, chúng tôi dịch nguyên âm những danh từ, không nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa, độc giả cần đọc qua phần sớ giải sẽ hiểu rõ. Vì chánh văn vừa tối nghĩa lại cô đọng khúc chiết, nếu không nhờ phần sớ giải, chúng ta không tài nào lãnh hội được....” !!! (Trích Lăng Già Tâm Ấn, HT Thanh Từ dịch) !!!

Các bạn thấy đấy !!!

Hoà Thượng Thanh Từ được coi là cây đại thụ trong rừng Thiền của thế kỉ 20, mà khi dịch kinh Lăng Già, Ngài cũng chỉ có thể: “Ở đây chúng tôi dịch trung thực với Thiền sư Hàm Thị không dám tăng giảm trong phần sớ giải...” !!!??? Mới biết rằng, mức độ “khó lãnh hội” của kinh Lăng Già và việc giải thích kinh này theo đúng ý nghĩa đích thực của nó là khó đến chừng nào !!! Vì vậy theo mình, để có thể hiểu và giải thích kinh Lăng Già thoả đáng, người đọc phải giác ngộ đến một chuẩn nào đó mà theo như lời tác bạch của Bồ Tát Đại Huệ là “Thông thuộc Đại Thừa” mới hy vọng có thể tiếp cận nghĩa lí tối thượng từ bản kinh quý này !!!

Về các câu hỏi của bạn Tâm Trang, mình xin trả lời như sau !!!

Trước khi thưa thỉnh Phật về bảy pháp không, Ngài Đại Huệ đã tác bạch như sau: “Cúi mong Thế Tôn vì chúng con nói tất cả pháp không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh. Các con và chúng Bồ Tát khác giác ngộ pháp không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh rồi thì sẽ lìa vọng tưởng có và không, chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác...” !!!

Lời tác bạch này có nghĩa rằng, muốn thấu suốt ý nghĩa của bảy pháp không (hoặc mười tám pháp không), Bồ Tát đó phải thấu suốt những cảnh giới cơ bản sau: “Tất cả pháp không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh...” !!! Nói khác hơn, muốn thấy được lỗi hư nguỵ của bảy pháp không (hay 18 pháp không) Bồ Tát đó phải thành tựu cảnh giới “rốt ráo không” !!! Điều này giống như, muốn thấy hư không thật sự có hoa đốm hay không, phải là cái thấy của một người mắt không bị bệnh” !!!

Bảy pháp không Phật nêu lên và giải thích trong kinh Lăng Già hay mười tám pháp không Phật giải thích cho Thiện Hiện trong kinh Đại Bát Nhã chính là những “nghĩa không” phát xuất từ cái thấy sai lệch, cái thấy không trung thực của người bị lỗi hư nguỵ khi diễn nói về cái không của các pháp !!! Giống như người mắt nhặm mô tả về rốt ráo không của hư không !!!

Bảy pháp không hư nguỵ gồm: Tướng không, tự tính không, vô hành không, hành không, ly ngôn thuyết không, đệ nhất nghĩa thánh trí đại không, và bỉ bỉ không !!!

- Tướng không, tự tính không: Bản chất hay thiệt tướng của các pháp vốn tự không !!! Tức một pháp tự nó không có tướng, không có tánh !!! Ví như, trong “pháp núi” không có tướng núi, tánh núi !!! Vì rằng, trong pháp núi ấy tự nó không hề có mối liên hệ giữa tự tướng hay cộng tướng !!! Nếu có mối liên hệ nào đó, phải biết đây là liên hệ do suy lường hư nguỵ từ ý thức chủ quan !!!

- Vô hành không, hành không !!! Thiệt tướng hay bản chất của các pháp tự trong chính nó không có nghĩa hành hay vô hành !!! Nói khác hơn, bản chất của các pháp là “tự như, vô tác” !!! Chỉ vì kẻ mê “mê ngũ ấm” nên cho rằng các pháp có chỗ sanh và chỗ diệt !!! Đây là lỗi hư nguỵ thường gặp từ đa số người tu hành không giác ngộ !!!

- Ly ngôn thuyết không !!! Thiệt tướng của các pháp chẳng phải ở trong ngôn thuyết, cũng chẳng phải ở ngoài ngôn thuyết !!! Ngôn thuyết do vọng tưởng lập bày, chứ chẳng phải ngôn thuyết hình thành từ các pháp, hoặc các pháp hình thành từ ngôn thuyết !!! Đây là thứ lỗi thường gặp từ người tu hành bị kẹt tứ cú !!!

- Đệ nhất nghĩa thánh trí đại không !!! Đệ nhất nghĩa thánh trí đại không hay thánh trí tự chứng... Là cảnh giới rời lìa mọi suy lường, kiến chấp kể cả Niết Bàn quyền tiểu !!! Rời lìa hai nghĩa có và không cùng các suy lường hay kiến chấp của có và không, bây giờ cảnh giới thánh trí tự chứng sẽ hiện !!! Đây là lỗi thường gặp khi Nhị thừa quan sát Niết Bàn quyền tiểu của họ rồi diễn nói về không, hay ngoại đạo triệt tiêu ý thức rồi cho rằng không !!!

- Bỉ bỉ không !!! Đây là cái không do thấy đây mà chẳng thấy kia !!! Ví như trong túi không tiền chứ không phải không có vàng gọi là không !!! Đây là lỗi thường gặp của phàm phu và ngoại đạo bàn về nghĩa không dựa vào chấp nhất của họ !!!

Tóm lại, bảy pháp không nêu trên, là cái không của suy lường hoặc do không thấy mà gọi là không, chứ chẳng phải cảnh giới “rốt ráo không” của thánh trí tự chứng !!!

Khi nào người tu hành không còn bị kẹt bởi bảy pháp không trong kinh Lăng Già, hay mười tám pháp không được đề cập trong Đại Bát Nhã, chừng ấy sẽ tự chứng cảnh giới rốt ráo không của Phật đạo !!! Sau khi thể nhập cảnh giới rốt ráo không của Phật đạo, mới biết rằng bảy pháp không hay mười tám pháp không trong kinh đề cập là các nghĩa không xuất phát từ cái thấy hư nguỵ của hữu tình !!!

Hy vọng, những trả lời ở trên, có thể giúp Tâm Trang cùng bạn đọc mau chóng thể nhập ý nghĩa “rốt ráo không” của Phật đạo !!! Chúc Tâm Trang và bạn đọc an vui, tinh tấn !!!

Rất mong nhận được những câu hỏi lí thú và bổ ích từ các bạn !!!

31/05/2021

LÝ TỨ

 

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow