Hai Anh "Quảng Nôm" Bàn Về Khác Biệt

Giáo pháp của Đức Phật đề ra bốn mục tiêu cơ bản ai cũng biết đến, đó là Tứ Đế hay Tứ Diệu Đế

Tháng 3 15, 2022 - 06:10
Tháng 7 13, 2022 - 16:05
 0  26
Hai Anh "Quảng Nôm" Bàn Về Khác Biệt
Chuyện Trên Mây - Tác Giả Lý Tứ

B: Hôm qua mi nói, thế gian hay xuất thế cũng tại tâm ni, là kết quả của giác ngộ, chớ chẳng phải do tại gia hay xuất gia! Bữa ni, mi có thể nói cụ thể cho tau biết điều ni được không?

A: Nếu nói về tôn giáo, thì những vị xuất gia (hay Tăng) là những người lãnh đạo tinh thần, điều ni không có chi phải bàn!

Nhưng nếu coi giáo pháp là một thứ triết lí, là loại hình giáo dục tâm cơ. Triết lí và loại hình giáo dục ni, giúp người có được một nhận thức như pháp! Để rồi, từ nhận thức đó, ứng dụng nhuần nhuyễn vào thực tiễn đời sống, tự giải phóng bản thân ra khỏi mọi trói buộc, giảm thiểu đến mức thấp nhất phiền não khổ, không còn kiết sử lậu hoặc và cuối cùng là có được trí tuệ, gọi chung là giác ngộ thì. Theo tau thấy, để đạt được mục tiêu ni, không luận là người xuất gia hay tại gia! Tức là, anh mô hiểu đúng giáo pháp, lãnh hội trọn vẹn tinh tuý của nền giáo dục nớ, anh đó sẽ là người mà, chúng ta gọi nôm na là “bậc giác ngộ”!

B: Mi có thể nói rõ hơn hay không?

A: Theo tau biết, giáo pháp của Đức Phật, có mục tiêu hẳn hoi! Có nghĩa, Phật pháp chỉ có thể giải quyết cho người những gì nằm trong mục tiêu của mình đề ra, chứ giáo pháp không phải là thứ gì đó mà có thể giải quyết mọi thứ trên đời!

Cụ thể là, giáo pháp của Đức Phật đề ra bốn mục tiêu cơ bản ai cũng biết đến, đó là Tứ Đế hay Tứ Diệu Đế. Người tu hành mô học tập, ứng dụng hoàn hảo bốn mục tiêu trên, gọi là người “giác ngộ rốt ráo” hay thành tựu Phật đạo! Còn những ai, chỉ học được một phần hay một vài phần, gọi là người “giác ngộ từng phần”!

Bởi lẽ! Phật pháp là nền giáo dục tâm cơ, cho nên ngoài việc học triết lí, người tu hành còn phải ngộ ra thứ triết lí đó là gì, nó nằm ở mô, chứng nó bằng cách chi! Vì thế cho nên, trong Phật đạo hai từ “giác ngộ” luôn là cặp từ đi chung với nhau!

B: Tau vẫn chưa hiểu? Mi nói rõ hơn?

A: ─ Giác là hiểu biết, hiểu biết ni do học tập mà được!

Ví dụ như, mi đọc trên sách báo, tài liệu, mi biết rằng ở dưới mặt đất có rất nhiều khoáng vật giá trị như dầu hoả, vàng bạc, kim cương, v.v... Sách báo, tài liệu cũng cho mi biết giá trị, hình dáng, địa điểm, cách khai thác những khoáng vật đó... Nhưng, sau khi đọc xong sách báo tài liệu, mi không thể vác cái cuốc chim đi đào mà được những thứ đó!

     ─ Ngộ, cũng là một thứ biết, nhưng cái biết của ngộ là “sự bắt gặp”, là “sự có được”, Phật đạo gọi chung là “thực chứng”. Đây là một hình thức “sở hữu thực tế” vật thể, mà các thông tin từ giác cung cấp trước đây!

Vì dụ như, sau khi mi nghe nói dưới đất có nhiều kim cương! Muốn có được kim cương, mi phải nhờ người có chuyên môn hướng dẫn việc khai thác, mua sắm các thiết bị chuyên dùng, sau khi đào được kim cương, phải nhờ những nghệ nhân chế tác kim cương mài giũa để nó trở thành viên kim cương có giá trị đích thực!

Tóm lại, giáo dục của Phật đạo là loại giáo dục mang đậm tính chất kĩ thuật! Có nghĩa nó bao hàm cả hai mặt lí thuyết và thực hành! Lí thuyết chính là giác! Thực hành để bắt gặp chính là ngộ!

Nhưng, có một điều rất cần bàn, đó là: Khi nói đến thực hành, người ta lại dễ hiểu lầm việc thực hành trong Phật đạo để đưa đến thực ngộ, như là thực hành việc khai thác khoáng vật! Đây cũng là lí do vì sao, mi cũng từng đọc kinh, mi cũng đã từng ứng dụng lời kinh để làm cơ sở sửa mình, mà rốt cuộc, mi vẫn hoàn mi, không thể tìm ra đạo xuất thế!!!!

B: Nghe mi nói, tau thấy có chút chi đó ngờ ngợ, chớ chưa hiểu rõ lắm, mi giảng sâu dùm?

A: Cái ngờ ngợ của mi là đúng! Vì rằng, mi cũng như mọi người, sống và học tập theo pháp thế gian đã lâu, nên quen cách suy luận và thực hành theo kiểu thế gian! Vì thế, khi nghe đến hai loại hình tu tập là “giác và ngộ” của Phật đạo, mi không thể hình dung ra nổi cũng phải thôi!

Bây giờ, tau cho một ví dụ, nhờ ví dụ ni, mi có thể hiểu ra một chút gì đó:

Giống như vì một lí do nào đó, mi làm mất khối vàng lớn! Vì mất khối vàng lớn, mi khổ đau, mi tiếc thương, mi nguyền rủa, mi gần như mất trí, ngày cũng như đêm, hình ảnh khối vàng đã mất và cái nghèo sắp trở thành hiện hữu, đã làm mi mê mờ, mi chạy đôn chạy đáo khắp nơi để tìm cho bằng được khối vàng! Nói chung, khối vàng đã ám ảnh mi, và chính sự mất mát đó, đã làm mi trở thành một con người khác!

Đêm đến, mi nằm mơ, thấy có người chỉ cho mi nơi để khối vàng, người đó chỉ rất rõ đường đi nước bước, thậm chí còn trao cho mi tấm bản đồ! Rứa là trong giấc mơ, mi hoan hỉ, mi tinh tấn đi theo những gì được người kia và tấm bản đồ hướng dẫn! Càng đi, càng làm mi phần khởi, nhẹ nhõm trong lòng!

Nhưng rồi, đi mãi mà chẳng thể đến được nơi cần đến! Điều ni, làm mi không dám từ bỏ chuyện đi tim khối vàng, nhưng cũng không còn hăng hái như lúc mới khởi hành, thậm chí có lúc hoang mang nghi ngờ! Đến khi mệt mỏi, trong giấc mơ, mi la lớn, mi ú ớ trong nỗi khổ tiếc của!!!!!

Trong lúc khổ não, trong lúc cạn kiệt lòng quyết tâm của mi! Nghe tiếng ú ớ! Người cha của mi đi xa đã lâu vừa về đến, đánh thức mi và hỏi chuyện chi trong giấc mơ! Mi kể về chuyện mất vàng, nổi đau khổ, sự ám ảnh, tuyệt vọng dẫn đến gần như mất trí, v.v...!!!

Người cha của mi nghe xong, bèn cười lớn, nói rằng: “Khối vàng không phải mất, mà trước khi đi xa, mi không có ở nhà, lại gấp quá, tau đem chôn nó dưới nền nhà, chi cần mi đào vài ba lớp đất mặt, khối vàng sẽ hiện ra! Tau cất khối vàng ở chỗ dễ biết, tại quẫn trí, mi không đủ bình tỉnh để nhận ra!

Nghe cha mi nói rứa, mi đào nhẹ vài lớp đất, ánh vàng từ khối vàng chiếu ra! Thấy được ánh vàng, bao khổ đau, mất mát, ám ảnh, mất trí bỗng dưng trong mi không còn nữa!!!! Được vàng trở lại, mi trở thành con người giàu có, sáng suốt như hồi xưa!

Bốn giai đoạn của Tứ Đế! Từ Khổ đế đến Diệt đế là sự vui sướng, hết khổ não từ khi nhìn ánh vàng chiếu ra đến lúc cầm nắm đước khối vàng trong tay! Đạo đế, chính là học cách làm khối vàng trở thành đồ trang sức, cùng các phép tắc giúp đở người nghèo, cũng như chi tiêu trong cuộc sống!

Rứa đó! Rứa đó!!! Thấy người trong mơ chỉ đường tìm vàng, chính là sức giác! Gặp được khối vàng chính là cảnh giới thực chứng của người đã ngộ! Tri kiến mi học được trong kinh, chính là người chỉ đường, tấm bản đồ trong giấc mơ! Sức tinh tấn của mi, chính là hành trình mi đi tìm vàng trong giấc mơ!

Và hiện tại, mi vẫn là kẻ đang mơ, đang cất công đi tìm vàng trong mộng! Rất tiếc! Cho dù mi đang ú ớ nhưng cha của mi... vẫn... chưa... về! Hi hi hi hi!!!

B: Nhưng tau đang thức, đang hiện diện tại quán cà phê cùng mi và Lã Muội đàm đạo, chơ mô có mơ?

A: Mi, con nhỏ ni thấy mình không mơ! Cũng như người đi tìm vàng trong mơ đâu có biết mình mơ!

Nhưng, Phật, Bồ Tát, các vị đã giác ngộ, thậm chí đến tau đây cũng thấy và biết rất rõ, hai đứa bay đang mơ! Tin hay không tau không bàn tới!

B: Rứa mần răng để tau hết mơ đây?

A: Thì đợi đến khi mô đủ duyên, cha mi về!

B: Nhưng, trước khi đợi cha tau về, mi có cách chi giúp tau hay không???

A: Thì tau đang giúp mi đây! Từ ngày gặp lại nhau đến chừ, đâu có ngày mô tau không giúp mi cất công dọn dẹp những thứ rác rưới, cỏ dại, tà kiến, hiểu sai, v.v... trong tâm thức của mi! Những việc làm ni, chính là giúp mi rút ngắn đoạn đường để cha mi mau về! Mi có hiểu dụng ý của tau hay không?

B! Thôi! Tau hiểu ra rồi! Bây chừ, tau có thể hiểu ra một chút gì đó của đạo pháp!

Đúng là cái thâm u, cái khó hiểu của đạo pháp không thể lấy tri thức, hay các phép dụng công của thế gian mà hy vọng thành tựu!

Về tri thức, đến những kẻ thừa hưởng một tri thức đúng đắn, tri thức chuẩn của Phật đạo mà còn chưa thể thoát khỏi giấc mơ, chưa thể cầm nắm vàng thật trong tay! Hà huống mấy anh hiểu sai, mang nặng tà kiến! Còn việc dụng công, dụng công chỉ làm giấc mơ thêm sâu, chứ nó không thể là công cụ đánh thức!

Tau hiểu ra rồi! Tau hiểu ra tại răng hồi mới gặp nhau, mi nói một câu mà chút nữa khiến tau nổi giận, tau nhớ như in, câu mi nói là: “Phật đạo, siêu quá việc tu cùng không tu! Nó chẳng phải như những thứ mi đã hiểu, hiểu như mi, có bàn cho nát bét cũng không được Niết Bàn”! Đúng là chân lí! Câu ni mới là chân lí!

Bây chừ tau mới nghiệm ra, vì răng trước câu hỏi của mi, mấy ngày ni tau không giải nổi! Một người chưa thức giấc, người còn ngủ mê, cho dù có đọc thuộc tấm bản đồ, cho dù có lặn lội suốt cuộc đời, khi bị người đã thức hỏi về công việc đầu tiên lấy lại khối vàng là mần chi, nhất định kẻ đó sẽ ú ớ như “bồn mắc tóc”! Ba chữ “bồn mắc tóc” của mi thiệt là thâm u, đúng tau là thằng chỉ biết một mà không biết hai!

Tau hiểu ra rồi! Phải tinh tấn, phải nổ lực, phải học tập tri kiến đúng đắn, phải xã bỏ những nhận thức sai lầm, cho dù nhận thức đó giúp ta xưa nay được người trọng vọng!

Và phải quăng bỏ cái ngã chó mèo trong mơ ni, phải gần gũi bạn lành! Nhất định một ngày không xa, người cha sẽ trở về! Ha ha ha ha!!! Tất cả đang mơ! Tăng hay tục khi cha chưa về đều là những kẻ đang mơ! Mà, để được tỉnh giấc thì chẳng luận đó là tăng hay tục!!!!!!

A: Đừng ỷ trượng vào hiểu biết của mình! Khi có người nói đúng chân lí, cho dù đó là đứa con nít ta cũng phải nghe!

Đừng cho rằng cái ta đang hiểu biết về Phật đạo là đúng! Vì nếu hiểu biết của ta là đúng thì, ta đã gặp cha từ khuya  rồi, đâu cần đợi đến hôm nay!

Đừng làm người chưa biết rõ, mà đã vội dạy người những điều cao siêu trong đạo pháp! Vì cái nhân dạy người sai hôm nay, ta không thể có được quả báo hiểu ra cái sâu mầu, cao siêu của đạo pháp sau này!

Hãy bỏ cái ngã xuống! Anh mô tự thị về đạo pháp, chưa từng biết đi bằng hai cái đầu gối trong nhân gian lẫn đạo pháp! Đừng hi vọng có được đạo Bồ Đề!

Nếu không tự thay đổi chính mình, những thứ trên lại là chướng duyên, để người cha không thể trở về trong hiện tại!

Chúc mi và con nhỏ mắm ruốc ni tinh tấn!

Hẹn gặp lại! Hẹn gặp lại!!!!!!!!!!!

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow