Nhật Kí Ngày Chủ Nhật (08/11/2020)

Xin ghi lại một vài nội dung tiêu biểu đã trao đổi trong ngày Chủ Nhật với các HĐ !!!

Tháng 7 22, 2022 - 13:27
Tháng 7 22, 2022 - 13:48
 0  23
Nhật Kí Ngày Chủ Nhật (08/11/2020)

Các bạn !!!

Hôm qua Chủ Nhật, mình có các cuộc trao đổi với Tố Uyên, Minh Thuỳ, Liêm, Huyền và Thuý…Qua nhiều đề tài khác nhau !!!

– Buổi sáng: Tố Uyên gọi cho mình, nghe Tố Uyên trình bày những gì bạn ấy đã lãnh hội sau khi đọc hai bài viết của mình về Bát Nhã Tâm Kinh đăng trên Page Lý Tứ mấy ngày qua, mình thật hoan hỷ !!!

Bài viết đã giúp Tố Uyên nhận ra nhiều vấn đề trọng đại của Phật đạo !!! Thế là bạn ấy đã biết được điều cần biết, thấy được điều cần thấy và rất xứng đáng thọ dụng những gì được coi là cam lồ của giáo pháp từ Bát nhã Ba la mật !!!

Ha ha ha ha !!! Sau mấy đêm mất ngủ, nhưng rất tỉnh táo, sáng suốt….nhờ đọc các bài viết về Bát Nhã Tâm Kinh của thầy (theo lời Tố Uyên), công sức bạn ấy bỏ ra đã được đền đáp !!! Thế là Tố Uyên, Quỳnh Hoa, Tuyết Nhung…ba bạn trẻ của chúng ta cùng nhập môn làm HĐ Lý Gia một lượt trong lần ra mắt sách Anh Lạc Luận I tại Hà Nội hồi tháng 5/2020 đều đi vào quỹ đạo, không bạn nào ở lại phía sau !!!

– Buổi tối: Minh Thuỳ gọi cho mình, thấy Minh Thuỳ thường xuyên trong các buổi trực tuyến, nhưng hình ảnh không rõ ràng !!!

Hồi tối khi Minh Thuỳ xuất hiện trên video, mình thật sự ngạc nhiên về bạn ấy !!! Một Minh Thuỳ của hôm nay, hoàn toàn không giống Minh Thuỳ đã gặp hồi tháng 5 trong Hành Trình Xuyên Việt tại Sài Gòn !!! Mình nói vui, em thay đổi từ tổng tướng (tướng chung) đến biệt tướng (tướng riêng) !!! Minh Thuỳ cũng đùa, đúng là “tướng do tâm sanh”, ngày con mới gặp thầy, trong con đầy đủ phiền não của một chúng sanh, bây giờ nhìn lại các thứ phiền não ấy đã tự nhiên biến mất…!!!

Minh Thuỳ thay đổi đến không ngờ, có trực tiếp nói chuyện với bạn ấy, mới thấy sức lãnh hội giáo pháp của Minh Thuỳ là thế nào !!! Một năm trước, mình nhận ra Minh Thuỳ đã giác ngộ, nhưng không ngờ sức giác ngộ đã làm bạn ấy thay đổi ngoạn mục đến như vậy chỉ sau nửa năm không gặp !!!

– Buổi chiều: Mình & Liêm, Huyền, Thuý có cuộc trao đổi ngắn !!!

Xin ghi lại một vài nội dung tiêu biểu đã trao đổi trong ngày Chủ Nhật với Tố Uyên, Minh Thuỳ, Liêm, Huyền, Thuý !!!

* Bát nhã Ba la mật là gì ???

Bát nhã Ba la mật là tiếng Phạn, được dịch sang Hán Việt có nghĩa Trí tuệ Đáo bỉ ngạn, Việt ngữ có thể hiểu là Trí tuệ từ bờ kia, hay Trí tuệ của bậc Giác ngộ… Ta có thể hiểu nôm na, đây là loại trí tuệ được hình thành trong quá trình giác ngộ đạo xuất thế !!! Do tính đặc thù của trí này, nên Bát nhã Ba la mật đa còn có tên Xuất thế gian trí, Vô lậu trí, Vô tướng trí, Giải thoát trí, Vô ngã trí, Không trí… !!!

* Đặc trưng của Bát nhã Ba la mật như thế nào ???

Đặc trưng của Bát nhã Ba la mật là, khi dùng trí này quan sát thân tâm, các pháp hay thế giới…sẽ thấy thiệt tướng của những thứ ấy !!! Vì rằng, trong cái thấy của Bát nhã trí không bị chi phối hay ảnh hưởng bởi lăng kính từ nghiệp hữu lậu phiền não của thế gian như: Tổng tướng, biệt tướng, pháp tướng, nghiệp tướng, dựng lập tướng, phỉ báng tướng, sanh tướng, trụ tướng, dị tướng, diệt tướng, hư vọng tướng, nhân ngã tướng, tưởng tướng, quá khứ tướng, hiện tại tướng, vị lai tướng, uẩn tướng, ấm tướng…v..v…!!!

Tóm lại, muốn thành tựu Bát nhã Ba la mật đa người tu hành phải giác ngộ đạo xuất thế, thức đã chuyển thành trí cũng như các tướng nêu trên hoàn toàn tịch diệt trong tâm trí !!!

* Sự khác nhau giữa Bát nhã Ba la mật (Trí tuệ đáo bỉ ngạn) và Ma ha Bát nhã Ba la mật (Đại trí tuệ đáo bỉ ngạn) ???

Bát nhã Ba la Mật là trí tuệ xuất thế gian !!! Ma ha Bát nhã Ba la mật đa là trí tuệ xuất thế gian thượng thượng !!! Bát nhã Ba la mật thuộc về Giải thoát hương, Ma ha Bát nhã Ba la mật thuộc Giải thoát tri kiến hương !!!

Nói khác hơn, Bát nhã Ba la mật là loại trí tuệ thuộc về Đạo Giải thoát, còn Ma ha Bát nhã Ba la mật đa là trí tuệ của Đạo Trí tuệ !!! Trong năm thứ nhãn, Bát nhã Ba la mật hình thành từ Pháp nhãn đến khởi phát Huệ nhãn… Ma ha Bát nhã Ba la mật đa hình thành từ viên mãn Huệ nhãn đến Phật nhãn !!! Đối với Tứ đế, Bát nhã Ba la mật hình thành từ sơ Ngộ đến chứng Diệt và tu Đạo… Ma ha Bát nhã Ba la mật đa hình thành từ viên mãn Đạo đế đến Phật quả !!!

Chính sự khác biệt giữa Bát nhã (Trí tuệ) và Ma ha Bát nhã (Đại trí tuệ), nên kinh Đại Bát Nhã chia trí tuệ trong Phật đạo thành hai loại, đó là “Tương tợ Bát nhã” và “Bát nhã”…. Và đây cũng là nguyên nhân Phật đạo có Bồ tát và Đại Bồ tát !!!

* Khác biệt giữa: “Tồi tà hiển chánh môn”, “Đoạn mê khai giác môn” và “Khai thị bản nguyên môn” như thế nào ???

Tồi tà hiển chánh môn, Đoạn mê khai giác môn, Thân cận thiện trí môn, Khai thị bản nguyên môn…v..v…là những môn học của giáo trình Nhất thiết trí môn !!!!

+ Tồi tà: Phá nát tà kiến…Hiển chánh: Hiển bày chánh kiến !!! Môn học này giúp Bồ tát biết cách chỉ cho người mới bắt đầu tu học nhận ra đâu là tà kiến, đâu là chánh kiến đối với Phật đạo !!! Giống như Kĩ thuật viên nông nghiệp chỉ cho người mới bắt đầu học tập canh tác (đúng kĩ thuật) biết đâu là cây dại cần nhổ bỏ, đâu là cây trồng cần chăm sóc !!! Nếu người canh tác không nhận dạng được hai thứ này, khi chăm sóc cây trồng như tưới nước bón phân…v..v…cây dại sẽ phát triển mạnh và cây trồng bị cạnh tranh dẫn đến không phát triển hoặc bị tiêu diệt !!!

+ Đoạn mê: Cắt đứt (đoạn dứt) mê muội… Khai giác: Làm sáng tỏ ý nghĩa giáo pháp !!! Môn học này giúp Bồ tát chỉ cho người tu học sau khi có được “sơ chánh kiến” nhận ra con đường nào là hữu lậu, thế gian đạo…và con đường nào dẫn ta đến vô lậu, xuất thế gian đạo…!!! Giống như Kĩ thuật viên nông nghiệp hướng dẫn người nông dân biết cách canh tác đúng kĩ thuật với từng loại cây trồng cũng như chọn các loại giống phù hợp từng vùng thổ nhưỡng như đất núi, đất đồi, đất ruộng..v..v…Khi thấu đáo những điều này, người nông dân không bị sai lầm khi chọn giống trong canh tác và chăm sóc sau khi canh tác !!! Khác hơn, kĩ thuật đoạn mê khai giác giống như chữa cho người mù hết mù loà, sau đó mới chỉ đường đi !!!

+ Thân cận thiện trí môn: Môn học này giúp Bồ tát biết cách chỉ cho người tu hành sơ cơ xây dựng cho bản thân đạo tràng tu tập, nơi nào cần gần gũi (thân cận), nơi nào cần xa lánh, sự sai khác về thiện, bất thiện và ác của các cảnh giới trong Phật đạo !!! Giống như Kĩ thuật viên nông nghiệp hướng dẫn cho người nông dân các kĩ thuật bảo vệ thực vật, cách bón phân, ngăn ngừa dịch bệnh, trưởng dưỡng thiên địch, thời hạn thăm đồng, theo dõi diễn biến cây trồng…v…v… Không biết những điều này, cho dù ruộng đã được làm sạch cỏ dại, đất đã được cày xới, gieo trồng đúng loại giống…nhưng không biết chăm sóc khi cây trưởng thành, đến lúc thu hoạch sản lượng sẽ không đạt !!!

* Khai thị: Khai: Mở ra… Thị: Nhìn thấy…!!! Khai thị là một trong những kĩ thuật đặc trưng, thậm chí là một trong những kĩ thuật giáo huấn cao cấp của Phật đạo !!! Kĩ thuật khai thị thông thường được các Thiện tri thức sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt khi nhìn thấy thời cơ đã đến với người tu hành !!!

Phần lớn, người tu hành được hướng dẫn tu tập theo một lộ trình nhất định (tiệm tu)… Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, khi quan sát thấy thời cơ đã đến, tín căn chín muồi, các Thiện tri thức thường dùng kĩ thật khai thị để giúp người tu hành ngay đương trường mở cửa tâm, bắt gặp tánh tướng, bản nguyên của tâm thức cùng các pháp (ta quen gọi là ngộ)…!!! Kĩ thuật khai thị khi được sử dụng, có sức mạnh đốt cháy một số giai đoạn tu tập của người được khai thị (không theo thông lệ tiệm tu), nhằm rút ngắn thời gian tu học từ giác đến ngộ (gọi là đốn chứng) !!!

Tuy kĩ thuật khai thị là như thế, nhưng đa số người tu hành lại thường dùng hai chữ khai thị nhằm chỉ cho những gì được nghe, học tập trong quá trình thính pháp…cách sử dụng hai từ khai thị vào trường hợp này xét về phương diện ngữ nghĩa cũng không có gì sai…!!! Ví dụ: Con không hiểu điều A, xin thầy khai thị cho con !!! Hay, hôm nay được nghe thầy khai thị về Tứ đế !!!

Như vậy, khai thị theo nghĩa thông dụng (giảng giải, học tập) và kĩ thuật khai thị của Khai thị bản nguyên môn (dùng kĩ thuật cao thiện xảo chỉ thẳng vấn đề đốt giai đoạn) ta thấy có có sự sai biệt ở đây !!!

Tóm lại, Tồi tà hiển chánh, Đoạn mê khai giác, Thân cận thiện tri, Khai thị bản nguyên…v..v… là những bộ môn kĩ thuật khác nhau Bồ tát dùng trong công việc giáo hoá !!! Mỗi một bộ môn sẽ được sử dụng phù hợp vào một thời điểm nhất định để giúp người tu hành bước vào một cảnh giới nào đó !!!

Tuy nhiên trong thực tế, đôi khi Bồ tát sử dụng bộ môn này, người tu hành có thể thành tựu thêm một vài bộ môn khác… Sở dĩ có sự thành tựu này là vì, tâm cơ của người tu học, năng lực Bồ tát và các cảnh giới trong Phật đạo luôn có “sự chồng lấn” về nhiều phương diện… Chính sự chồng lấn này, có người nghe một hiểu mười, có người nghe mười hiểu một, cũng có những người sau khi nghe xong, không…hiểu…gì…cả…!!! Ha ha ha ha !!!

HĐ Lý Gia sau khi đọc xong bài viết này, nếu còn gì thắc mắc về những điều đã nêu ở trên, chúng ta sẽ trao đổi tiếp tục vào lần sinh hoạt trực tuyến kì tới !!!

Chúc các bạn Thứ Hai đầu tuần và cả tuần gặp nhiều may mắn !!!

09/11/2020

LÝ TỨ

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow