Chủng Tử Của Phật Độc giác?

Độc Giác Phật là những vị ra đời vào thời kì “không có Phật và không có Phật pháp”…Chỉ một mình tự tu tự chứng… Cảnh giới chứng ngộ của Độc Giác Phật chưa đủ thành tựu trí tuệ… Cho nên, Độc Giác Phật không thể thuyết pháp độ sinh !!!

Tháng 3 12, 2022 - 17:36
Tháng 3 19, 2023 - 07:27
 0  532
Chủng Tử Của Phật Độc giác?
Lý Tứ Hỏi Đáp Số 16

Các bạn !!!
Trong tuần, BQT nhận được các câu hỏi của hai bạn Lê Ngọc Tới và Vũ Tuấn !!! Mình xin trả lời từng bạn như sau:

1) Bạn Lê Ngọc Tới hỏi: Một vị chưa biết Phật Pháp, cũng chưa có ý định học Đạo , tình cờ nghe được Pháp qua Google liền mở được Tri Kiến
Vậy vị ấy có phải có chủng tử của Phật Độc Giác không ?
Trong kinh Phật có nói vị Độc Giác không sử dụng ngôn ngữ của Tướng Dụng măc dù những Sự chứng thực rất sâu .
Nếu thực sự như vậy thì tu tập cách nào để Tướng Dụng có thể diễn đạt lại những gì thực chứng !
Về điều này tôi cón mù mờ rất mong nhận được câu trả lời của ngài LÝ TỨ ! 02/11/2019 8:27:19 Lê ngọc Tới

– Bạn Lê Ngọc Tới thân mến !!!
Trước khi trao đổi về những gì bạn thắc mắc, chúng ta thử xem khái niệm Độc Giác được giải thích như thế nào !!!!

“Bích-chi Phật (Devanagari): प्रत्येक बुद्ध; pratyeka-budhha; pacceka-buddha; chữ Hán: 辟支佛), còn được gọi là Độc giác Phật (chữ Hán: 獨覺佛) hay Duyên giác Phật (chữ Hán: 緣覺佛), là một thuật ngữ dùng trong Phật giáo để chỉ khái niệm một vị Phật đạt được Phật quả do tự mình chứng ngộ, nhưng chưa đạt được các năng lực như Nhất thiết trí (sarvajñatā) hay Mười lực (daśabala) của một vị Tam-miệu Tam-phật-đà (samyak-sambodhi). Độc giác Phật được xem như bậc ở quả vị giữa A La Hán và Phật. Có khi Độc giác Phật là danh hiệu chỉ người đạt giác ngộ trong thời không có vị Phật nào xuất hiện trên Trái Đất. (Nguồn, Wikipedia)

Như những gì đã giải thích ở trên thì, Độc Giác Phật là một vị đạt được Phật quả do tự mình chứng ngộ !!! Có nghĩa rằng, vị này chứng ngộ mà không có thầy, hoặc không được học giáo pháp từ bất kì một cơ sở nào !!!

Theo mình biết, Độc Giác Phật là những vị ra đời vào thời kì “không có Phật và không có Phật pháp”…Chỉ một mình tự tu tự chứng… Cảnh giới chứng ngộ của Độc Giác Phật chưa đủ thành tựu trí tuệ… Cho nên, Độc Giác Phật không thể thuyết pháp độ sinh !!!

Trong thời kì có Phật xuất thế, hoặc Phật pháp đang hiện hữu…Những vị tu hành do quán 12 nhân duyên, thành tựu quả chứng tương đương với Độc Giác, gọi là Duyên Giác Phật !!! Quả vị của Duyên Giác và Độc Giác cùng có tên là Bích Chi Phật !!!

Vì thế, những người trong hiện tại, tuy không có Phật xuất thế, nhưng Phật pháp vẫn đang hiện hành trong thế gian…Người ấy cho dù được nghe Phật pháp từ bất kì nhân duyên nào (kể cả băng đĩa, sách báo, mạng internet…), rồi lấy lí thuyết ấy mà tu chứng, cũng không được gọi là Độc Giác !!! Do đó, khó có thể kết luận họ có chủng tử Độc Giác !!!

Một vị Độc Giác muốn thành tựu trí tuệ (độ sinh)…Sau khi chứng quả, đến lúc có Đẳng Chánh Giác ra đời, phải phát tâm Vô Thượng Bồ Đề…Phát nguyện độ hết thảy chúng sanh…Cầu học Nhất Thiết Trí !!! Sau khi thành tựu Nhất Thiết Trí, vị ấy trải qua quá trình làm công hạnh (Bồ Tát) dài lâu…Đến khi nào công đức và nhân duyên hội đủ, sẽ có trí tuệ như một Đẳng Chánh Giác !!! Chúc Lê Ngọc Tới an vui !!!

2) Bạn Vũ Tuấn hỏi: Kính thưa Thầy ! Trong bài viết Ngư Tiều Vấn Đáp có nói đến Tam Muội Môn , con chưa hiểu rõ ( tam muội có giác có quán , tam muội không giác có quán và tam muội không giác không quán ) kính mong Thầy từ bi giảng cho chúng con. 06/11/2019 15:33:32 Vũ Tuấn

– Vũ Tuấn thân mến !!!

“Tam muội là cách phiên âm từ chữ Samâdhi trong Phạn văn…Cũng viết: Tam ma địa, Tam ma đề, Tam ma đế. Dịch là Chỉ, Chỉ Quán, Quán, Thiền, Thiền định, Định, Đại định, Giải thoát, Chánh thọ. Cảnh Thiền bực cao, khi ấy thân thể và tâm trí của nhà Đạo chẳng còn xao động, lìa tất cả sự tà loạn.
Chư Phật và chư Đại Bồ Tát và La Hán đều có thể nhập phép Tam Muội. Các ngài đắc rất nhiều phép Tam Muội tiện giúp cho các ngài hộ thân và độ đời. Như đức Diệu Âm Bồ Tát: Gadgadasvara Bodhisattva có đắc những phép Tam Muội dưới đây:
Diệu tràng tướng Tam Muội Dhvadjâgrakiyura,
Pháp hoa Tam Muội Saddharma pundarika
Tịnh đức Tam Muội Vimaladatta,
Túc Vương Hý Tam Muội Nakchatrarâdjavikridita,
Vô duyên Tam Muội Anilâmbha
Trí ấn Tam Muội Djnânamura
Giải nhứt thiết chúng sanh ngữ ngôn Tam Muội SarvarutaKâucalya
Tập nhứt thiết công công đức Tam Muội Sarvapunya samutchtchaya
Thanh tịnh Tam Muội Prasâdavati
Thần thông du hý Tam Muội Riddhivikridita
Huệ cự Tam Muội Djnânolka,
Trang nghiêm Vương Tam Muội Vyuharâdja
Tịnh quang minh Tam Muội Vimalaprabhâ,
Tịnh tạng Tam Muội Vimalagarbha
Bất cọng Tam Muội Apkritsna,
Nhựt triền Tam Muội Suryâvarta,
Diệu âm Bồ Tát lại còn dùng phép Tam Muội Hiện nhứt thiết sắc thân mà biến hiện ra các thứ thân hình, hoặc thân Phật, thân Thánh hay thân các hạng chúng sanh mà ra đi độ thế cho đắc nhập quả Phật.
Mỗi đức Phật Như Lai đều đắc trăm ngàn vạn ức phép Tam Muội” (Nguồn, Hoa Linh Thoại)

Tóm lại, Tam muội là một loại định thành tựu từ trí tuệ vô lậu (giác ngộ) của Phật giáo !!!

Để hiểu rõ Tam Muội có giác có quán, Tam muội không giác có quán, Tam muội không giác không quán…Xin xem bài viết Giác Quán Ba Phép Tu Tam Muội được đăng trong Kênh Youtube Lý Gia
Chúc Vũ Tuấn an vui, tinh tấn !!!

BQT rất mong, nhận được những câu hỏi lí thú và bổ ích từ các bạn !!!
LÝ TỨ

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow