Ba Vị Huynh Đệ Bàn Về giác ngộ

“Tại sao người tu hành trong Phật đạo cần phải giác ngộ! Và, làm thế nào để có thể giác ngộ đúng như tinh thần giáo pháp?”

Tháng 3 16, 2022 - 04:36
Tháng 7 13, 2022 - 16:03
 0  25
Ba Vị Huynh Đệ Bàn Về giác ngộ
Chuyện Trên Mây - Tác Giả Lý Tứ

A: Chào hai vị HĐ!

Buổi gặp mặt hôm nay, mình muốn trao đổi với hai bạn một đề tài khá quan trọng của Phật đạo! Nếu hai bạn nắm vững, nhất định con đường tu học của bản thân sẽ không gặp trở ngại!

Đề tài của buổi thảo luận của chúng ta hôm nay là: “Tại sao người tu hành trong Phật đạo cần phải giác ngộ! Và, làm thế nào để có thể giác ngộ đúng như tinh thần giáo pháp?

Điều này, giống như một người đứng trước một ngã ba, ngã tư đường, buộc phải chọn cho mình một hướng đi để đến mục tiêu cần đến, nếu không có những hiểu biết nhất định, chắc chắn việc chọn sai phương hướng là khó tránh khỏi!

Trước khi đi sâu vào chuyên môn kĩ thuật, mình xin trao đổi với hai bạn khái niệm “giác ngộ của Phật đạo” là gì!

  • Hai chữ “giác ngộ” chúng ta có thể hiểu nôm na là, sự thức tỉnh, sự thấu suốt, sự sáng tỏ, sự minh triết, v.v... Tức, giác ngộ là cảnh giới được coi là đặc biệt của Phật đạo khi tâm thức không còn u tối! Tất nhiên, khái niệm giác ngộ ngoài những ý nghĩa vừa nêu, trong nó còn hàm chứa các giá trị mang tính hàn lâm, nhưng ở đây chúng ta chỉ khảo sát những gì được coi là cơ bản, là gần gũi, thiết thực và dễ ứng dụng nhất!

Và, vì sao người tu hành trong Phật đạo cần phải giác ngộ?

Những lần gặp trước, mình từng nhiều lần đề cập với các bạn! Phật đạo ngoài chức năng của một tôn giáo như mọi người đã biết, nó còn là một nền giáo dục, mục tiêu cuối cùng của nền giáo dục này là, giúp con người thấy rõ bản chất của tâm này và thấy rõ bản chất đích thực của các pháp kia (quan niệm, nhận thức), kinh gọi hai điều trên là “thấy thiệt tướng của tâmpháp”!

Nhờ thấy rõ bản chất hay thiệt tướng của tâm và pháp, từ đó người tu hành sẽ không còn khổ, phiền não, kiết sử, lậu hoặc... Cao hơn, người ấy có thể trở thành bậc thông tuệ (có trí tuệ) trong Phật đạo!

Giống như khi người ta biết rõ bản chất của sấm sét chỉ là “âm thanh gây ra bởi tia sét, và là một hiện tượng thiên nhiên, chứ không phải sự nổi giận của thần Sấm hay thần Sét”! Nhờ biết rõ như vậy, con người sẽ tìm ra phương cách hữu hiệu có tính khoa học, giúp tránh những hiểm nguy do sấm sét gây nên!

  • Để minh hoạ cho việc cần thiết phải giác ngộ, mình xin nêu lên một ví dụ, nhân ví dụ hai bạn có thể hiểu ra điều gì đó liên hệ đến giác ngộ! Ví dụ như sau:

Tâm thức hữu tình, giống như một đứa trẻ, để tránh những tác động xấu và giúp đứa trẻ nên người (giác ngộ), ta tạm đưa ra các phương án sau:

Phương án thứ nhất: Mặc tình cho đứa trẻ sống theo bản năng! (Không tu tập)

Phương án thứ hai: Cô lập đứa trẻ, một hình thức bỏ tù, không cho đứa trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài! (Dùng một pháp hoặc một sở pháp bất kì để bức tử ý thức, hay giam nhốt các căn)

Phương án thứ ba: Ru ngủ đứa nhỏ bằng các biện pháp tinh thần hay vật chất! (Mê hoặc chúng bằng các hình thức không tưởng)

Phương án thứ tư: Tuỳ độ tuổi, giáo dục để đứa bé nhận thức thế nào là hiểm nguy, thế nào được gọi là tốt hay xấu đúng với văn hoá mà các bạn mong muốn đứa trẻ đạt đến! (Giáo dục như pháp để giác ngộ)

Tất nhiên, phương án thứ tư là phương án được coi hữu hiệu nhất của giáo dục! Để giúp người tu hành chọn đúng con đường mình phải đi và đến được mục tiêu cần đến khi đứng trước một ngã tư đường, giác ngộ hay nhận thức rõ bản chất của tâm và pháp chính là phương án tối ưu mà Phật đạo chọn lựa để áp dụng cho nền giáo dục của mình!

  • Như vậy ta có thể nhìn vào: Phương pháp giáo dục nào, quan điểm tu tập nào, luận lí nào, v.v... không đáp ứng yêu cầu của phương án thứ tư, nhất định phương pháp giáo dục, quan niệm tu tập, luận lí đó không thể cho ra kết quả giác ngộ như Phật đạo mong muốn!

Về chuyên môn kĩ thuật! Như đã nói ở trước, phương án thứ tư là phương án chủ yếu được Phật đạo áp dụng, nhằm giúp người tu hành trong đạo của mình giác ngộ! Chính từ phương án đó, Thất giác chi hay bảy chi phần đưa đến giác ngộ của Phật đạo ra đời!

Thất giác chi, chính là bảy bước hay bảy chi phần giúp người giác ngộ như pháp, các chi phần này được dẫn khởi bởi chi phần đầu tiên, đó là Trạch pháp giác chi và kết thúc là Xả giác chi!

Trạch pháp giác chi là, dùng hiểu biết chân chánh, phân tích tâm và pháp đến tột bờ mé của nó, khi nào tâm và pháp được người tu hành phân tích (như pháp) đến tận nguồn cơn, các chi phần còn lại là Niệm giác chi, Hỉ giác chi, Khinh an giác chi, Tinh tấn giác chi, Định giác chi và Xả giác chi sẽ tuần tự xuất hiện!

Xả giác chi là kết quả cuối cùng của quá trình tư duy phân tích như pháp! Khi các bạn phân tích đúng tâm và pháp (như lí tác ý), các bạn sẽ tự thấu suốt ý nghĩa tất cả các chi!

Cảm nhận và thấu suốt thật nghĩa của Thất giác chi trong tu tập, chính là những tính chất tự nhiên của giác ngộ! Vì thế hôm nay, mình không giải thích từng chi một, mà để các bạn tự thực hành và tự cảm nhận! Các bạn có thể trình bày sau khi thành tựu, và mình sẽ góp ý bổ sung để các bạn có cái nhìn hoàn hảo hơn!

Điều này, giống như người học trò tự giải bài toán khó! Khi giải bài toán, các trình tự từ phân tích đề, đến đáp án cuối cùng và những cảm nhận của tâm trí trong lúc tìm ra cách giải sẽ hiện rõ rệt như, không thể quên (niệm), hân hoan (hỷ), nhẹ nhàng (khinh an), phấn khích (tinh tấn), yên tâm, tự tin (định) và cuối cùng bài toán đã thoát ra khỏi... cái... đầu (xả), v.v... Quá trình từ Trạch pháp giác chi đến Xả giác chi để đưa đến giác ngộ cũng gần giống như thế!

Các bạn có thắc mắc gì về hai vấn đề mình vừa trao đổi?

B: Thưa SH! Theo những gì SH phân tích về sự cần thiết phải giác ngộ và kĩ thuật tu tập, đã giúp đệ hiểu rõ những gì mình cần phải thực hiện trong những ngày sắp đến!

Nhưng đệ còn một thắc mắc, đó là: Dựa vào đâu (có công thức chung nào) làm định hướng cho việc giản trạch “tâm và pháp” để đưa đến giác ngộ hay không?

A: Sư Đệ! Câu hỏi của SĐ được bình chọn là câu hỏi hay nhất trong ngày! Ha ha ha ha!!! Mình xin giải thích như sau:

Phật dạy: “Thiệt tướng là nhất tướng, nhất tướng là vô tướng”! Lời dạy này có nghĩa rằng, tất cả tâm hay pháp tuy rằng khi mê chúng có thiên hình vạn trạng, nhưng dưới ánh sáng giác ngộ, các thứ tâm và các thứ pháp ấy chúng đồng có chung một tướng, một tướng đó là “không tướng”!

Ta có thể xem, một tướng là mẫu số chung của vô lượng tướng trạng của tâm hay pháp (khi )! Và một tướng đó chính là không có tướng (tánh) gì hết (khi giác ngộ)!

Bài toán tâm và pháp của Phật đạo.. tạm minh hoạ như sau:

  • Về tâm:

Tử số            : Tướng 3 cõi; (ký hiệu: T3c)

Mẫu số chung: 1 Tướng;      (Ký hiệu: 1T)

Kết quả cuối cùng: Không tướng (~Trống không..) (Ký hiệu: Ø)

  • Minh hoạ: T3c/ 1T = Ø  (hoặc: T3c à 1T à Ø)     {1}
  • Về pháp:

Tử số             : 84.000 Tướng của các pháp; (Ký hiệu: Tp)

Mẫu số chung: 1 Tướng;                              (Ký hiệu: 1T)

Kết quả cuối cùng: Không tướng (~Trống không..) (Ký hiệu: Ø)

  • Minh hoạ: Tp/ 1T = Ø     (hoặc: Tp à 1T à Ø)      {2}
  • Ghi chú: {1} T3c: Tướng Ba Cõi (Tam Giới); 1T: Nhất tướng (một tướng); Ø: Không tướng (Trống không; Không tâm, ..)

                    {2} 84.000 (Tp): “tám vạn bốn ngàn” pháp là số ước lệ vô cùng lớn, vô cùng nhiều của Ấn Độ thời cổ (≈ Vô lượng pháp); 1T: Nhất tướng (một tướng); Ø: Không tướng (Trống không; Không pháp, ..)

Ha ha ha ha!!! Cũng trong lời dạy của Phật ở trên, các bạn thử nghĩ: Tại sao Phật không nói trực tiếp rằng, “thiệt tướng là vô tướng”, mà phải nói “thiệt tướng là nhất tướng, nhất tướng là vô tướng”???

Các bạn về chiêm nghiệm câu hỏi của mình, nếu hiểu được ẩn ý trong lời nói đó, nhất định con đường tiến tu của hai bạn gặp rất nhiều thuận lợi!

B: Thưa SH! Nhờ những điều SH vừa giảng giải, SĐ chợt hiểu ra bốn bịnh “nhậm, tác, chỉ, diệt” của người tu hành, được nêu trong kinh Viên Giác!

Theo đệ! Muốn thể nhập viên giác, muốn giác ngộ viên mãn Phật đạo, người tu hành nhất định phải lìa bốn căn bịnh, đó là:

− Bệnh nhậm: Tức bệnh mặc kệ của phàm phu!

− Bệnh tác: Tức bệnh hì hục tu luyện để thành cái gì đó theo quan điểm của ngoại đạo và mấy anh ham tu!

− Bệnh chỉ: Tức bệnh dùng công phu (hoặc một pháp) để bức tử, đình chỉ ý thức cùng vọng tâm!

− Bệnh diệt: Bệnh thắt cổ cho hư vọng tâm và hư vọng pháp chết queo!

Đúng là, muốn thành tựu các đạo quả trong Phật đạo, không có gì khác hơn ngoài việc phải thay đổi nhận thức, phải học tập chánh lí, phải tư duy chân chánh để thấu suốt bản chất của tâm và pháp!

Thưa SH! Theo đệ! Con đường giác ngộ chính là như vậy, nhất định nó phải là như vậy! Và chỉ có như vậy mới là con đường đi của trí tuệ!

Xin cảm ơn SH! Vạn lần cảm ơn Thầy và SH đã giúp SĐ ngày một sáng tỏ!

LM! SH ơi! Hôm qua được SH dẫn đi gặp Thầy, SM hoan hỉ vô cùng!

Thầy của chúng ta thiệt là lợi hại! Hèn chi đã dạy cho SH cách giải toán thiên hạ vô địch, tất cả chia cho một đều bằng trống không! Hi hi hi hi!!!

Vừa rồi, để tri ân công đức của SH! SM tình nguyện theo SH sang Tây Thiên thỉnh kinh!

Chuyến đi thiệt nhiều thú vị! Chẳng những được ăn “cơm chùa” ngon thiệt là ngon, cà phê thì uống thoả thích một lần bốn năm ly ở nhà hàng “Sang Như Ngọc” mà tiểu muội không tốn một đồng xu, lại còn được ngồi xe có máy lạnh, chớ chẳng phải lội bộ theo Thầy giống như Bất giới, Xe tăng đi theo Đường Tăng!

Tu hành mà được ăn ngon mặc đẹp cái kiểu này, sướng như tiên, tuổi già Lã Muội có vô hòm, nhất định cũng phải mở nắp sống dậy để được tu!

Thỉnh kinh cái kiểu này, lần sau có đi Tây Thiên, SH nhớ gọi cho muội đi với! Thỉnh kinh chừng vài lần, nhờ ăn uống thoả thích, thân muội lên được dăm ba cân chớ chẳng phải chuyện chơi! Trong thời điểm hiện tại, giá một cân hơi tại chợ đầu mối, không dưới bốn mươi lăm ngàn!

Hi hi hi hi!!!                                            

(21−08−2019)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow